Chùa Thầy được xây dựng từ hơn 1.000 năm trước, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa vẫn giữ được kiến trúc nghệ thuật độc đáo với hệ thống tượng pháp tiêu biểu. Chùa Thầy cũng là ‘địa chỉ đỏ’ của cách mạng nước ta. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Lễ hội có phần lễ gồm: Chương trình khai hội, lễ Mộc dục, lễ phục nghinh bài vị, lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước của các thôn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tiết mục đồng diễn trống trong lễ khai hội chùa Thầy sáng nay, 24/4 (tức ngày 5 tháng Ba năm Quý Mão). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tại lễ hội còn biểu diễn các tiết mục múa rối nước. Không chỉ đơn thuần là điều khiển con rối trên mặt nước, loại hình này là sự kết hợp ca, múa, nhạc, tích, diễn, hề để tạo thành tiết mục đặc sắc, sống động, chân thực và giàu cảm xúc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Chùa Thầy cúng được biết tới là nơi thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh với 3 kiếp sống của ông. Ông là Tăng, là Phật, là Vua và được nhân dân coi là ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Người dân xung quanh xứ Đoài, từ già đến trẻ đều biết về sự tích ly kỳ của thiền sư Từ Đạo Hạnh có công chữa bệnh và dạy học cho dân làng. Ngài dạy về văn hóa, đá cầu, đánh vật, múa rối nước. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tại lễ hội có lễ Mộc dục hay còn gọi là lễ tắm tượng. Để được chọn tham gia vào nghi lễ này thì các bô lão phải là người có đạo đức tốt, được tính nhiệm và được người dân trong làng kính trọng, gia đình hạnh phúc, tuy lớn tuổi nhưng đầu óc phải minh mẫn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tiếp theo phần lễ là lễ rước bài vị Đức Thánh Từ Đạo từ tòa điện Thánh xuống tòa chùa Trung để đức Thánh có thể chứng kiến những nghi lễ diễn ra trong ba ngày hội. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nghi lễ bắt đầu bằng bài đọc kinh trong làng hương khói nghi ngút. Sau khi đọc bài kinh xin phép thì nhà sư và các bô lão tiến hành tắm tượng thành. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tượng được tiến hành lau rửa cẩn thận, kỹ lưỡng bằng nước thơm và thay áo mới. Mọi hoạt động điều được diễn ra trong sự trang nghiêm và kính cẩn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Vào chính hội, hay còn được gọi là đại tế, 4 thông trong làng ra yết kiến chùa Thầy. Đi đầu đám rước là các vải cầm phướn, cụ công đi hộ lệ và sau cùng là cờ ngũ phương, chấp kích, chiêng, trống. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Kiệu của 4 làng sẽ tụ họp đông đủ trước sân chùa và dâng lễ vật lên Đức Thánh Từ Đạo để làm lễ cúng bắt đầu từ chùa Thầy ra gò Thiêng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Lễ hội không chỉ thu hút những tín đồ Phật giáo trong nước mà còn thu hút cả du khách nước ngoài đến tham gia và khám phá ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi vùng Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)