Thềm bậc niên đại Lê Trung hưng nằm ở phía Bắc Điện Kính Thiên, gồm tượng rồng ở phần trên và các họa tiết trang trí ở mặt ngoài của thành bậc. Rồng được chạm trong tư thế vận động từ trên xuống dưới theo chiều dọc của thành bậc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Từ thời xa xưa, các thế hệ người Việt luôn truyền tụng rằng tổ tiên của chúng ta là dòng giống Tiên Rồng, tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp, tính nhân văn, tinh thần cao thượng, sức mạnh và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Rồng đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật thiêng liêng, có mặt trong nghệ thuật truyền thống của các vương triều tự chủ thời xưa. Qua mỗi triều đại, hình tượng rồng được khắc họa với những chi tiết khác nhau, nhưng vẫn thể hiện được sự tự do, phóng khoáng, mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hình ảnh của rồng thường được gắn liền với bậc đế vương để thể hiện quyền uy, mang năng lực tâm linh siêu nhiên. Rồng được nhìn thấy trên ấn tín, hoàng bào hay đồ dùng của vua. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Rồng có hai chân to khỏe, năm móng sắc nhọn. Chân trước vươn lên nắm râu, chân sau ở tư thế gấp khuỷu đạp mạnh kéo thân trườn về phía trước. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nếu như rồng thời Lý mang sự nhẹ nhàng, mỏng manh, giống như đang uốn lượn trong mây, rồng thời Trần thể hiện sự mạnh mẽ với thân hình to lớn, khoẻ khoắn thì rồng trong hệ thống bộ thành bậc điện Kính Thiên phía Bắc thời Lê Trung Hưng lại được cách điệu hoa văn tinh xảo với dáng dấp cứng rắn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Điểm độc đáo thứ hai ở bậc Điện Kính Thiên thời Lê Trung Hưng chính là đồ án ‘cá hoá rồng’ ở mặt ngoài thành bậc. Đồ án mô tả một hồ sen rộng lớn với nhiều sóng nước xáo động và đùa giỡn trên sóng nước là một đôi uyên ương cùng hai con cá đang hóa rồng. Trong ảnh là cặp cá chép đầu đã thành rồng, đuôi đang còn là đuôi cá, còn thân phần lớn bị chìm khuất dưới nước. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Khác với ‘cá chép vượt vũ môn’ như thường thấy, chạm trổ của bộ thành bậc phía bắc Điện Kính Thiên là cá hóa rồng trong đầm sen. Đây là sự biến tấu của một đề tài quen thuộc, tạo cho đồ án trang trí một sắc thái mới mang đậm tính văn hóa Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trong Nho giáo, hình tượng ‘cá chép hoá rồng”’là đề tài được lưu truyền trong văn hoá dân gian của người Việt từ bao đời nay. Chúng đã trở thành biểu tượng của sự kiên trì, bền bỉ, cùng nỗ lực vượt qua thử thách, khó khăn để đi đến thành công. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hình ảnh uyên ương. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mặt ngoài lan can hình tam giác có đường diềm chạm một nửa hình hoa liên tiền nối tiếp nhau, góc tạo bởi hai đầu cánh hoa chạm một nửa hình hoa cúc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)