Hãng tin BBC ngày 10/2 cho biết một báo cáo công bố trên tạp chí Sinh học thực nghiệm (Journal of Ex. Biology) cho thấy, sở dĩ ngựa vằn có sọc đen trắng trên da là để giúp chúng tránh các loại côn trùng hút máu, đặc biệt là ruồi.
Susanne Akesson đến từ Đại học Lund và các thành viên trong nhóm nghiên cứu quốc tế đã tiến hành một thử nghiệm hết sức cụ thể khi cho một số loài động vật giả mạng nhiều “bộ cánh” có màu sắc khác nhau (da nhân tạo).
Loại da này sẽ được phủ lên các động vật thử nghiệm khi đã được quét một lớp chất kết dính đặc biệt, nhằm dính các loại côn trùng khi chúng đậu vào, giúp tính số lượng côn trùng bị thu hút bởi màu sắc da đó.
Kết quả cho thấy, hầu hết các loài vật mạng loại da rằn ri như da ngựa vằn có số lượng ruồi bị dính ít hơn rất nhiều so với các động vật mang loại da có màu sắc khác.
Kết quả trên thêm một lần nữa củng cố nhận định của các nhà khoa học đến từ Hunggary và Thụy Điển trước đây cho rằng, sự phản chiếu ánh sáng từ da ngựa vằn là chìa khóa cho việc phân tán sự thu hút của côn trùng.
Ở các loài ngựa khác, hoặc các loài động vật khác, màu sắc da của chúng phát ra ánh sáng dao động theo chiều ngang. Hiệu ứng ánh sáng phẳng này khi truyền vào sóng mắt của các côn trùng đang đói, sẽ di chuyển theo mặt phẳng nằm ngang.
Theo các nhà nghiên cứu, côn trùng có cánh, đặc biệt là ruồi trâu luôn bị thu hút bởi hiệu ứng ánh sáng phẳng. Trong khi đó, loại da sọc rằn của ngựa vằn lại có hiệu ứng ánh sáng bị phân cực. Đây là nguyên nhân khiến chúng kém hấp dẫn trong mắt các loại côn trùng.
Nghiên cứu thực nghiệm trên của các nhà sinh vật học quốc tế về giả thuyết nguồn gốc các sọc trên ngựa vằn là thú vị và rất có cơ sở, một dấu hiệu tiến hóa tự nhiên giúp loài động vật này thích nghi với môi trường hoang dã trên thảo nguyên vốn tồn tại rất nhiều loài côn trùng có cánh hút máu./.
Susanne Akesson đến từ Đại học Lund và các thành viên trong nhóm nghiên cứu quốc tế đã tiến hành một thử nghiệm hết sức cụ thể khi cho một số loài động vật giả mạng nhiều “bộ cánh” có màu sắc khác nhau (da nhân tạo).
Loại da này sẽ được phủ lên các động vật thử nghiệm khi đã được quét một lớp chất kết dính đặc biệt, nhằm dính các loại côn trùng khi chúng đậu vào, giúp tính số lượng côn trùng bị thu hút bởi màu sắc da đó.
Kết quả cho thấy, hầu hết các loài vật mạng loại da rằn ri như da ngựa vằn có số lượng ruồi bị dính ít hơn rất nhiều so với các động vật mang loại da có màu sắc khác.
Kết quả trên thêm một lần nữa củng cố nhận định của các nhà khoa học đến từ Hunggary và Thụy Điển trước đây cho rằng, sự phản chiếu ánh sáng từ da ngựa vằn là chìa khóa cho việc phân tán sự thu hút của côn trùng.
Ở các loài ngựa khác, hoặc các loài động vật khác, màu sắc da của chúng phát ra ánh sáng dao động theo chiều ngang. Hiệu ứng ánh sáng phẳng này khi truyền vào sóng mắt của các côn trùng đang đói, sẽ di chuyển theo mặt phẳng nằm ngang.
Theo các nhà nghiên cứu, côn trùng có cánh, đặc biệt là ruồi trâu luôn bị thu hút bởi hiệu ứng ánh sáng phẳng. Trong khi đó, loại da sọc rằn của ngựa vằn lại có hiệu ứng ánh sáng bị phân cực. Đây là nguyên nhân khiến chúng kém hấp dẫn trong mắt các loại côn trùng.
Nghiên cứu thực nghiệm trên của các nhà sinh vật học quốc tế về giả thuyết nguồn gốc các sọc trên ngựa vằn là thú vị và rất có cơ sở, một dấu hiệu tiến hóa tự nhiên giúp loài động vật này thích nghi với môi trường hoang dã trên thảo nguyên vốn tồn tại rất nhiều loài côn trùng có cánh hút máu./.
Thúy Lợi (Vietnam+)