Ngày 30/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã trao quyết định và cắt băng khánh thành Ngân hàng Mắt và cũng là ngân hàng mô đầu tiên tại Việt Nam thuộc Bệnh viện Mắt Trung ương.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện ở Việt Nam có khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc và trung bình mỗi năm ước tăng thêm khoảng 15.000 người. Vì vậy, việc xây dựng Ngân hàng Mắt là tiền đề quan trọng, từng bước đáp ứng nhu cầu không chỉ của các bác sỹ nhãn khoa mà của hàng trăm nghìn bệnh nhân bị bệnh giác mạc đang chờ ghép.
Ngân hàng Mắt có chức năng tiếp nhận, đánh giá chất lượng, phân loại, lưu giữ bảo quản và phân phối giác mạc và các mô của mắt đến tất cả các cơ sở có điều kiện và khả năng ghép giác mạc và các mô của mắt trong toàn quốc. Đồng thời thực hiện việc đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên ngành theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Vì là một tổ chức phi lợi nhuận nên các hoạt động của Ngân hàng Mắt dựa trên phương châm vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia đóng góp, hỗ trợ để triển khai các hoạt động hiến, ghép giác mạc cho người mù với hình thức nhân đạo và từ thiện.
Mọi sự tôn vinh chỉ có ý nghĩ tinh thần, động viên với nghĩa cử cao đẹp của người hiến, tuyệt đối nghiêm cấm mọi hoạt động mua - bán nên ngân hàng sẽ không trả tiền cho người hiến và gia đình.
Giác mạc được tiếp nhận chỉ sau khi người hiến qua đời (trong vòng 6-8 tiếng là tốt nhất), nên khi có ai đó qua đời, nếu có nguyện vọng muốn hiến giác mạc, thân nhân của người quá cố sẽ gọi điện thoại báo cho Ngân hàng Mắt để làm thủ tục hiến.
Việc lấy giác mạc khá đơn giản, chỉ với 15-30 phút, giác mạc đã được lấy mà không làm thay đổi gì đến khuôn mặt, nhãn cầu vẫn còn nguyên trong hốc mắt.
Giác mạc sau khi lấy sẽ được bảo quản trong lọ dung dịch đặc biệt để có thể giữ nguyên chất lượng. Một lượng nhỏ máu của người hiến sẽ được lấy để làm các xét nghiệm cần thiết, bảo đảm an toàn cho người nhận ghép. /.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện ở Việt Nam có khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc và trung bình mỗi năm ước tăng thêm khoảng 15.000 người. Vì vậy, việc xây dựng Ngân hàng Mắt là tiền đề quan trọng, từng bước đáp ứng nhu cầu không chỉ của các bác sỹ nhãn khoa mà của hàng trăm nghìn bệnh nhân bị bệnh giác mạc đang chờ ghép.
Ngân hàng Mắt có chức năng tiếp nhận, đánh giá chất lượng, phân loại, lưu giữ bảo quản và phân phối giác mạc và các mô của mắt đến tất cả các cơ sở có điều kiện và khả năng ghép giác mạc và các mô của mắt trong toàn quốc. Đồng thời thực hiện việc đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên ngành theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Vì là một tổ chức phi lợi nhuận nên các hoạt động của Ngân hàng Mắt dựa trên phương châm vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia đóng góp, hỗ trợ để triển khai các hoạt động hiến, ghép giác mạc cho người mù với hình thức nhân đạo và từ thiện.
Mọi sự tôn vinh chỉ có ý nghĩ tinh thần, động viên với nghĩa cử cao đẹp của người hiến, tuyệt đối nghiêm cấm mọi hoạt động mua - bán nên ngân hàng sẽ không trả tiền cho người hiến và gia đình.
Giác mạc được tiếp nhận chỉ sau khi người hiến qua đời (trong vòng 6-8 tiếng là tốt nhất), nên khi có ai đó qua đời, nếu có nguyện vọng muốn hiến giác mạc, thân nhân của người quá cố sẽ gọi điện thoại báo cho Ngân hàng Mắt để làm thủ tục hiến.
Việc lấy giác mạc khá đơn giản, chỉ với 15-30 phút, giác mạc đã được lấy mà không làm thay đổi gì đến khuôn mặt, nhãn cầu vẫn còn nguyên trong hốc mắt.
Giác mạc sau khi lấy sẽ được bảo quản trong lọ dung dịch đặc biệt để có thể giữ nguyên chất lượng. Một lượng nhỏ máu của người hiến sẽ được lấy để làm các xét nghiệm cần thiết, bảo đảm an toàn cho người nhận ghép. /.
Nhật Minh (Vietnam+)