Sáng 9/10, đông đảo các nhà quản lý du lịch, các chuyên gia cùng đại diện các tỉnh, thành phố có tiềm năng du lịch làng nghề đã tham dự buổi tọa đàm Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề, phố nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2013.
Buổi tọa đàm do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức.
Làng nghề là nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, hấp dẫn, đặc biệt có sức hút đối với khách du lịch. Tuy nhiên, các làng nghề hiện đang gặp khó trong phát triển du lịch, du lịch làng nghề chưa phát triển mạnh so với tiềm năng vốn có của nó.
Ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết tỷ lệ du khách đến làng nghề so với khách du lịch của cả thành phố vẫn thấp. Doanh thu chủ yếu là từ việc bán các sản phẩm thủ công. Chi tiêu của khách du lịch cho các dịch vụ phục vụ du khách hầu như chưa có.
Các làng nghề chỉ là nơi sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng được biết đến trên thị trường mà chưa được khai thác ở các khía cạnh không gian văn hóa. Các hoạt động nhằm giúp du khách có được các trải nghiệm cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Các đại biểu tham dự tọa đàm cũng chỉ ra những nguyên nhân, trong đó cơ bản nhất là công tác quản lý làng nghề còn chồng chéo, bất cập, chưa có sự quan tâm sâu sắc của địa phương. Cơ sở hạ tầng ở làng nghề còn yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nhiều tồn tại, đặc biệt là vấn đề đảm bảo môi trường…
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng để phát triển tốt du lịch làng nghề, chính quyền địa phương nơi có làng nghề cần tham gia sâu hơn vào công tác phát triển du lịch, đưa ra những cơ chế chính sách thuận lợi, khuyến khích các hộ dân tham gia làm du lịch, khuyến khích doanh nghiệp cùng tìm đầu ra cho sản phẩm.
Địa phương cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, có giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ từ khâu chuyên chở, phục vụ, đón tiếp, hướng dẫn và điều hành.
Ông Nguyễn Xuân Ba - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Hà Nội nêu ý kiến muốn du lịch làng nghề phát triển phải tạo ra mối quan hệ liên kết giữa các loại hình du lịch với các làng nghề, giữa các điểm du lịch ở nội thành và các huyện, giữa các tuyến du lịch trong và ngoài nước để du lịch làng nghề Hà Nội được hỗ trợ.
Ngoài ra, tại buổi tọa đàm còn nhiều ý kiến hay đề cập đến giải pháp phát triển du lịch làng nghề nhằm khai thác tốt tiềm năng làng nghề Hà Nội cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Trên cả nước hiện có khoảng 3.000 làng nghề, trong đó có khoảng 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề.
Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề nhiều nhất với 1.350 làng nghề, đã có 277 làng nghề được thành phố công nhận làng nghề truyền thống như gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, dệt Triều Khúc, thêu Đại Đồng, sơn mài Hạ Thái…/.
Buổi tọa đàm do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức.
Làng nghề là nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, hấp dẫn, đặc biệt có sức hút đối với khách du lịch. Tuy nhiên, các làng nghề hiện đang gặp khó trong phát triển du lịch, du lịch làng nghề chưa phát triển mạnh so với tiềm năng vốn có của nó.
Ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết tỷ lệ du khách đến làng nghề so với khách du lịch của cả thành phố vẫn thấp. Doanh thu chủ yếu là từ việc bán các sản phẩm thủ công. Chi tiêu của khách du lịch cho các dịch vụ phục vụ du khách hầu như chưa có.
Các làng nghề chỉ là nơi sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng được biết đến trên thị trường mà chưa được khai thác ở các khía cạnh không gian văn hóa. Các hoạt động nhằm giúp du khách có được các trải nghiệm cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Các đại biểu tham dự tọa đàm cũng chỉ ra những nguyên nhân, trong đó cơ bản nhất là công tác quản lý làng nghề còn chồng chéo, bất cập, chưa có sự quan tâm sâu sắc của địa phương. Cơ sở hạ tầng ở làng nghề còn yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nhiều tồn tại, đặc biệt là vấn đề đảm bảo môi trường…
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng để phát triển tốt du lịch làng nghề, chính quyền địa phương nơi có làng nghề cần tham gia sâu hơn vào công tác phát triển du lịch, đưa ra những cơ chế chính sách thuận lợi, khuyến khích các hộ dân tham gia làm du lịch, khuyến khích doanh nghiệp cùng tìm đầu ra cho sản phẩm.
Địa phương cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, có giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ từ khâu chuyên chở, phục vụ, đón tiếp, hướng dẫn và điều hành.
Ông Nguyễn Xuân Ba - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Hà Nội nêu ý kiến muốn du lịch làng nghề phát triển phải tạo ra mối quan hệ liên kết giữa các loại hình du lịch với các làng nghề, giữa các điểm du lịch ở nội thành và các huyện, giữa các tuyến du lịch trong và ngoài nước để du lịch làng nghề Hà Nội được hỗ trợ.
Ngoài ra, tại buổi tọa đàm còn nhiều ý kiến hay đề cập đến giải pháp phát triển du lịch làng nghề nhằm khai thác tốt tiềm năng làng nghề Hà Nội cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Trên cả nước hiện có khoảng 3.000 làng nghề, trong đó có khoảng 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề.
Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề nhiều nhất với 1.350 làng nghề, đã có 277 làng nghề được thành phố công nhận làng nghề truyền thống như gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, dệt Triều Khúc, thêu Đại Đồng, sơn mài Hạ Thái…/.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)