Từ nửa cuối tháng 9/2012, tỉnh Lai Châu đã thành lập Tổ công tác liên ngành, quyết liệt khiển khai, kiểm tra, giải tỏa tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
Đến hết năm 2012, nhiều khu vực khai thác khoáng sản trái phép đã được các cấp chính quyền tỉnh Lai Châu giải tỏa dứt điểm như khu vực trên địa bàn xã Noong Hẻo, huyện biên giới Sìn Hồ và dọc sông Đà thuộc địa phận huyện biên giới Mường Tè... Song đến nay trên địa bàn Lai Châu nguy cơ tái diễn tình trạng khai thác trái phép khoáng sản tại "một số" khu vực vẫn ở mức cao.
Trong đợt kiểm tra vào cuối tháng 1/2013, Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu đã kiểm tra và phát hiện tại khu vực Phiêng Chạng, xã Noong Hẻo (huyện Sìn Hồ), có hơn hai chục người dân địa phương lại cố tình đào thông ba cửa lò đã bị cơ quan chức năng đánh sập trước đó vài tháng, tiếp tục khai thác trái phép quặng vàng gốc. Chính quyền xã Noong Hẻo cũng đã tổ chức lực lượng quản lý nhưng không ngăn chặn được tình trạng này.
Khu vực Chinh Sáng, xã Khun Há, huyện Tam Đường (Lai Châu) lại xuất hiện tới 15 lán trại dựng mới với hàng chục người tụ tập cùng hàng chục máy nghiền, đầu nổ, máy nén khí. Khu vực suối Nậm Nhọ, thuộc địa bàn xã Bum Nưa, xã Vàng San (huyện Mường Tè) vẫn còn năm máy xúc đỗ dưới lòng suối.
Khu mỏ đất hiếm Đông Pao, huyện Tam Đường và Nậm Xe, huyện Phong Thổ, vẫn còn tình trạng một số người dân lén lút khai thác trái phép quặng nhỏ lẻ, trốn tránh các cơ quan chức năng. Khu vực vàng Pắc Ta, thường xuyên có hơn hai chục người dân khai thác và xay sát trái phép tại bản Noong Thăng, xã Phúc Than, huyện Than Uyên.
Trước thực trạng trên, ngày 27/2, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo chính quyền cấp huyện phải kiểm tra các điểm "nóng" trên thường xuyên. Nếu tái diễn khai thác khoáng sản trái phép, chính quyền cấp xã và cấp huyện phải khẩn trương tổ chức giải tỏa. Và sau ngày 10/3, tỉnh sẽ tổ chức đến các huyện để kiểm tra tình trạng này.
Bên cạnh đó, tỉnh Lai Châu cũng đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 02/CT - TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
Riêng đối với công tác kiểm tra, xử lý, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn, cuối năm 2012, tỉnh Lai Châu đã thống kê, xử lý 11 khu vực khai thác khoáng sản trái phép diễn ra chủ yếu đối với các loại vàng gốc, vàng sa khoáng, đất hiếm, khoáng sản đa kim loại trên địa bàn năm huyện; tổ chức nổ mìn đánh sập hàng chục hang, lò khai thác trái phép khoáng sản; tháo dỡ hơn 100 lán trại; cắt dỡ, di dời hơn 100 tầu khai thác khoáng sản, máy xúc, máy bơm, bộ sàng lọc; lập biên bản, niêm phong gần 1.000kg thuốc nổ và hàng nghìn kíp nổ.../.
Đến hết năm 2012, nhiều khu vực khai thác khoáng sản trái phép đã được các cấp chính quyền tỉnh Lai Châu giải tỏa dứt điểm như khu vực trên địa bàn xã Noong Hẻo, huyện biên giới Sìn Hồ và dọc sông Đà thuộc địa phận huyện biên giới Mường Tè... Song đến nay trên địa bàn Lai Châu nguy cơ tái diễn tình trạng khai thác trái phép khoáng sản tại "một số" khu vực vẫn ở mức cao.
Trong đợt kiểm tra vào cuối tháng 1/2013, Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu đã kiểm tra và phát hiện tại khu vực Phiêng Chạng, xã Noong Hẻo (huyện Sìn Hồ), có hơn hai chục người dân địa phương lại cố tình đào thông ba cửa lò đã bị cơ quan chức năng đánh sập trước đó vài tháng, tiếp tục khai thác trái phép quặng vàng gốc. Chính quyền xã Noong Hẻo cũng đã tổ chức lực lượng quản lý nhưng không ngăn chặn được tình trạng này.
Khu vực Chinh Sáng, xã Khun Há, huyện Tam Đường (Lai Châu) lại xuất hiện tới 15 lán trại dựng mới với hàng chục người tụ tập cùng hàng chục máy nghiền, đầu nổ, máy nén khí. Khu vực suối Nậm Nhọ, thuộc địa bàn xã Bum Nưa, xã Vàng San (huyện Mường Tè) vẫn còn năm máy xúc đỗ dưới lòng suối.
Khu mỏ đất hiếm Đông Pao, huyện Tam Đường và Nậm Xe, huyện Phong Thổ, vẫn còn tình trạng một số người dân lén lút khai thác trái phép quặng nhỏ lẻ, trốn tránh các cơ quan chức năng. Khu vực vàng Pắc Ta, thường xuyên có hơn hai chục người dân khai thác và xay sát trái phép tại bản Noong Thăng, xã Phúc Than, huyện Than Uyên.
Trước thực trạng trên, ngày 27/2, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo chính quyền cấp huyện phải kiểm tra các điểm "nóng" trên thường xuyên. Nếu tái diễn khai thác khoáng sản trái phép, chính quyền cấp xã và cấp huyện phải khẩn trương tổ chức giải tỏa. Và sau ngày 10/3, tỉnh sẽ tổ chức đến các huyện để kiểm tra tình trạng này.
Bên cạnh đó, tỉnh Lai Châu cũng đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 02/CT - TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
Riêng đối với công tác kiểm tra, xử lý, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn, cuối năm 2012, tỉnh Lai Châu đã thống kê, xử lý 11 khu vực khai thác khoáng sản trái phép diễn ra chủ yếu đối với các loại vàng gốc, vàng sa khoáng, đất hiếm, khoáng sản đa kim loại trên địa bàn năm huyện; tổ chức nổ mìn đánh sập hàng chục hang, lò khai thác trái phép khoáng sản; tháo dỡ hơn 100 lán trại; cắt dỡ, di dời hơn 100 tầu khai thác khoáng sản, máy xúc, máy bơm, bộ sàng lọc; lập biên bản, niêm phong gần 1.000kg thuốc nổ và hàng nghìn kíp nổ.../.
Nguyễn Công Hải (TTXVN)