Sáng 18/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận cho ý kiến dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi).
Tờ trình về dự án Luật do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên trình bày cho thấy Luật Khoáng sản hiện hành là cơ sở pháp lý quan trọng để công nghiệp khai khoáng Việt Nam phát triển, đồng thời tăng cường hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản.
Tuy nhiên sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể nhiều văn bản pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, bảo vệ môi trường, đất đai... đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trong khi các quy định có liên quan của pháp luật về khoáng sản vẫn chưa được điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo tính đồng bộ.
Bên cạnh đó, nhiều quy định của luật không còn phù hợp với thực tế, một số quan hệ mới phát sinh chưa được quy định bổ sung; nội dung phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản chưa hợp lý, công tác lập, thực hiện quy hoạch khoáng sản còn bất cập...
Phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi) vẫn kế thừa phạm vi điều chỉnh của Luật Khoáng sản năm 1996 những dược bổ sung, mở rộng đối với hoạt động chế biến khoáng sản (thường được gọi là chế biến sâu khoáng sản). Dự thảo lần 5 Luật Khoáng sản (sửa đổi) có 82 điều được thể hiện trong 12 chương; trong đó có 47 điều được bổ sung mới toàn bộ về nội dung và 35 điều được sửa đổi, bổ sung.
Trong phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận và đại biểu Trương Thị Mai đều đồng tình với quan điểm không nên đưa hoạt động chế biến khoáng sản vào đối tượng điều chỉnh của dự án Luật.
Về chính sách Nhà nước về khoáng sản, đại biểu Nguyễn Văn Thuận đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét lại quy định về chính sách của Nhà nước về khoáng sản.
Theo phân tích của đại biểu, Luật hiện hành quy định “hạn chế xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô, tinh quặng. Chính phủ quy định danh mục, điều kiện về tiêu chuẩn khoáng sản được phép xuất khẩu trong từng thời kỳ” do bối cảnh điều kiện đất Việt Nam thời kỳ trước nhưng xem xét đối chiếu với tình hình hiện nay thì quy định này không thích hợp.
Vấn đề phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, đại biểu Trương Thị Mai đề nghị trước mắt nên tập trung giao thẩm quyền cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để lập lại trật tự, kỷ cương sau đó xem xét việc tiếp tục phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương.
Trên cơ sở tán thành với quan điểm tăng thẩm quyền cho địa phương, đại biểu KSor Phước - Chủ tịch Hội đồng dân tộc đề nghị tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là tại cấp cơ sở.
Đại biểu đề nghị cần có thêm một điều quy định về hoạt động giám sát quá trình điều tra, thăm dò và khai thác khoáng sản; đồng thời bổ sung nội dung cấm tự ý khai thác, sử dụng và chế biến khoáng sản trái pháp luật./.
Tờ trình về dự án Luật do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên trình bày cho thấy Luật Khoáng sản hiện hành là cơ sở pháp lý quan trọng để công nghiệp khai khoáng Việt Nam phát triển, đồng thời tăng cường hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản.
Tuy nhiên sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể nhiều văn bản pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, bảo vệ môi trường, đất đai... đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trong khi các quy định có liên quan của pháp luật về khoáng sản vẫn chưa được điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo tính đồng bộ.
Bên cạnh đó, nhiều quy định của luật không còn phù hợp với thực tế, một số quan hệ mới phát sinh chưa được quy định bổ sung; nội dung phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản chưa hợp lý, công tác lập, thực hiện quy hoạch khoáng sản còn bất cập...
Phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi) vẫn kế thừa phạm vi điều chỉnh của Luật Khoáng sản năm 1996 những dược bổ sung, mở rộng đối với hoạt động chế biến khoáng sản (thường được gọi là chế biến sâu khoáng sản). Dự thảo lần 5 Luật Khoáng sản (sửa đổi) có 82 điều được thể hiện trong 12 chương; trong đó có 47 điều được bổ sung mới toàn bộ về nội dung và 35 điều được sửa đổi, bổ sung.
Trong phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận và đại biểu Trương Thị Mai đều đồng tình với quan điểm không nên đưa hoạt động chế biến khoáng sản vào đối tượng điều chỉnh của dự án Luật.
Về chính sách Nhà nước về khoáng sản, đại biểu Nguyễn Văn Thuận đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét lại quy định về chính sách của Nhà nước về khoáng sản.
Theo phân tích của đại biểu, Luật hiện hành quy định “hạn chế xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô, tinh quặng. Chính phủ quy định danh mục, điều kiện về tiêu chuẩn khoáng sản được phép xuất khẩu trong từng thời kỳ” do bối cảnh điều kiện đất Việt Nam thời kỳ trước nhưng xem xét đối chiếu với tình hình hiện nay thì quy định này không thích hợp.
Vấn đề phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, đại biểu Trương Thị Mai đề nghị trước mắt nên tập trung giao thẩm quyền cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để lập lại trật tự, kỷ cương sau đó xem xét việc tiếp tục phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương.
Trên cơ sở tán thành với quan điểm tăng thẩm quyền cho địa phương, đại biểu KSor Phước - Chủ tịch Hội đồng dân tộc đề nghị tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là tại cấp cơ sở.
Đại biểu đề nghị cần có thêm một điều quy định về hoạt động giám sát quá trình điều tra, thăm dò và khai thác khoáng sản; đồng thời bổ sung nội dung cấm tự ý khai thác, sử dụng và chế biến khoáng sản trái pháp luật./.
Quỳnh Hoa (Vietnam+)