Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, hoạt động khai thác cát sông trái phép diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các con sông lớn trên địa bàn tỉnh.
Việc khai thác cát trái phép tập trung chủ yếu ở các khu vực thuộc địa bàn các xã Liên Hồng, Bình Dân, Việt Hưng (huyện Kim Thành); Hồng Phong, Văn Giang (huyện Ninh Giang); Đại Đồng (Tứ Kỳ); An Lạc, Đồng Lạc (Chí Linh) và Trùng Khánh (Gia Lộc).
Trên các tuyến sông Kinh Môn, Kinh Thầy và Thái Bình, hoạt động khai thác cát, sỏi đã làm hư hại nhiều công trình kè điều chỉnh dòng chảy, cột, phao báo hiệu và làm sạt lở nhiều diện tích đất canh tác ven sông. Một số hệ thống phao báo hiệu đã bị trôi, biển báo hiệu đã bị nghiêng hoặc đổ sập khiến công tác tu bổ gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Bá Nhuần, phụ trách đoạn đường sông số 7, cho biết khai thác cát trộm đã làm khu vực Cổ Cò (tuyến sông Kinh Thầy) xảy ra tình trạng lún sụt nghiêm trọng và đã lấn vào diện tích canh tác ven sông trên chiều dài hàng chục mét.
Cụm kè Mạc Ngạn (đoạn qua xã Đồng Lạc, huyện Chí Linh) đã “bay” hết hành lang bảo vệ kè và gốc kè điều chỉnh. Ngoài ra, hệ thống kè chỉnh, trị: Kênh Giang 1, Kênh Giang 2, Bến Triều và Kính Chủ để chỉnh trị luồng lạch khan cạn cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Tuyến đê và hàng cây chắn sóng sông Kinh Thầy (khu vực giáp bến Triều) thuộc các xã Thái Sơn, Thất Hùng và Hoành Sơn (huyện Kinh Môn) đang có nguy cơ biến mất do các tàu khai thác cát trái phép.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, cát khai thác trái phép được tập kết lên 140 bến bãi trên địa bàn tỉnh, có diện tích gần 83 hécta và sản lượng cát bán ra 10 tháng năm 2009 là 162.220 m3. Song điều đáng nói là trong tổng số 140 bến bãi thì chỉ 55 bến bãi có giấy phép do Ủy ban Nhân dân tỉnh và huyện cấp, với diện tích hơn 57 hécta và sản lượng gần 76.000 tấn.
Để đối phó với “sa tặc”, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác cát sông trái phép và việc lập bến bãi chứa cát trái phép trên địa bàn quản lý.
Ủy ban Nhân dân cấp huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra, xử lý việc khai thác cát sỏi lòng sông và lập bến bãi chứa cát trái phép trên địa bàn.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang kiểm tra việc khai thác cát sông trái phép và việc lập bến bãi trái phép.
Các huyện, thành phố đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, bắt giữ 9 tàu khai thác cát sỏi lòng sông trái phép trên tuyến tả sông Rạng (huyện Kim Thành); lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính và xử phạt với số tiền 145 triệu đồng (các chủ phương tiện đã nộp phạt số tiền là 105 triệu đồng).
Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa được xử lý triệt để do các phương tiện đông và lợi dụng thời điểm ban đêm để khai thác, trong khi lực lượng chức năng mỏng mà chính quyền địa phương lại ít quan tâm.
Khai thác cát sông trái phép là vi phạm Luật Khoáng sản, làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, đất đai và công trình của Nhà nước. Do đó, tỉnh Hải Dương và các địa phương có phương tiện khai thác cát trái phép cần tích cực hơn nữa trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử phạt nghiêm khắc các “sa tặc” coi thường pháp luật, bảo vệ các công trình giao thông đường thủy và diện tích đất canh tác của bà con nông dân./.
Việc khai thác cát trái phép tập trung chủ yếu ở các khu vực thuộc địa bàn các xã Liên Hồng, Bình Dân, Việt Hưng (huyện Kim Thành); Hồng Phong, Văn Giang (huyện Ninh Giang); Đại Đồng (Tứ Kỳ); An Lạc, Đồng Lạc (Chí Linh) và Trùng Khánh (Gia Lộc).
Trên các tuyến sông Kinh Môn, Kinh Thầy và Thái Bình, hoạt động khai thác cát, sỏi đã làm hư hại nhiều công trình kè điều chỉnh dòng chảy, cột, phao báo hiệu và làm sạt lở nhiều diện tích đất canh tác ven sông. Một số hệ thống phao báo hiệu đã bị trôi, biển báo hiệu đã bị nghiêng hoặc đổ sập khiến công tác tu bổ gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Bá Nhuần, phụ trách đoạn đường sông số 7, cho biết khai thác cát trộm đã làm khu vực Cổ Cò (tuyến sông Kinh Thầy) xảy ra tình trạng lún sụt nghiêm trọng và đã lấn vào diện tích canh tác ven sông trên chiều dài hàng chục mét.
Cụm kè Mạc Ngạn (đoạn qua xã Đồng Lạc, huyện Chí Linh) đã “bay” hết hành lang bảo vệ kè và gốc kè điều chỉnh. Ngoài ra, hệ thống kè chỉnh, trị: Kênh Giang 1, Kênh Giang 2, Bến Triều và Kính Chủ để chỉnh trị luồng lạch khan cạn cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Tuyến đê và hàng cây chắn sóng sông Kinh Thầy (khu vực giáp bến Triều) thuộc các xã Thái Sơn, Thất Hùng và Hoành Sơn (huyện Kinh Môn) đang có nguy cơ biến mất do các tàu khai thác cát trái phép.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, cát khai thác trái phép được tập kết lên 140 bến bãi trên địa bàn tỉnh, có diện tích gần 83 hécta và sản lượng cát bán ra 10 tháng năm 2009 là 162.220 m3. Song điều đáng nói là trong tổng số 140 bến bãi thì chỉ 55 bến bãi có giấy phép do Ủy ban Nhân dân tỉnh và huyện cấp, với diện tích hơn 57 hécta và sản lượng gần 76.000 tấn.
Để đối phó với “sa tặc”, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác cát sông trái phép và việc lập bến bãi chứa cát trái phép trên địa bàn quản lý.
Ủy ban Nhân dân cấp huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra, xử lý việc khai thác cát sỏi lòng sông và lập bến bãi chứa cát trái phép trên địa bàn.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang kiểm tra việc khai thác cát sông trái phép và việc lập bến bãi trái phép.
Các huyện, thành phố đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, bắt giữ 9 tàu khai thác cát sỏi lòng sông trái phép trên tuyến tả sông Rạng (huyện Kim Thành); lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính và xử phạt với số tiền 145 triệu đồng (các chủ phương tiện đã nộp phạt số tiền là 105 triệu đồng).
Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa được xử lý triệt để do các phương tiện đông và lợi dụng thời điểm ban đêm để khai thác, trong khi lực lượng chức năng mỏng mà chính quyền địa phương lại ít quan tâm.
Khai thác cát sông trái phép là vi phạm Luật Khoáng sản, làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, đất đai và công trình của Nhà nước. Do đó, tỉnh Hải Dương và các địa phương có phương tiện khai thác cát trái phép cần tích cực hơn nữa trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử phạt nghiêm khắc các “sa tặc” coi thường pháp luật, bảo vệ các công trình giao thông đường thủy và diện tích đất canh tác của bà con nông dân./.
Trần Tiến Duẩn (Vietnam+)