Ngày 1/10, Ban quản lý di tích tỉnh Bình Định cùng Trung tâm khảo cổ thành phố Hồ Chí Minh đã cắm mốc tiến hành đào hố thứ 16 trong đợt khai quật khảo cổ tại di tích Thành Hoàng đế thuộc xã Nhơn Hậu và phường Đập Đá, thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định).
Ông Nguyễn Thanh Quang, Trưởng phòng nghiệp vụ - Ban quản lý di tích tỉnh Bình Định, thành viên đoàn khai quật cho biết đợt khai quật này kéo dài đến ngày 22/10 này là đợt khai quật khảo cổ thứ 6 tại di tích Thành Hoàng đế, nhưng là lần đầu tiên được thực hiện bên ngoài phạm vi Thành con.
Khu vực khai quật nghiên cứu rộng 20.000m2, trong đó nhiều diện tích đất thuộc quản lý của người dân và đang được canh tác. Bên cạnh mục đích nghiên cứu khảo cổ học, đợt khai quật này nhằm mục tiêu chuẩn bị mặt bằng để xây dựng Điện thờ Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc.
Sau một tuần khai quật, đoàn công tác đã tìm thấy các chân trụ móng tường Thành con; rất nhiều mảnh gốm ngói lá, gốm gia dụng...
Thành Hoàng đế là một quần thể kiến trúc có 3 vòng thành gồm Thành ngoại (chu vi 7.400m), Thành nội (1.600m) và Thành con (600m) được Nguyễn Nhạc xây dựng từ năm 1776 trên khu vực nền cũ của thành Đồ Bàn, kinh đô Vương quốc Chămpa cổ.
Từ năm 1776-1793, Thành Hoàng đế là đại bản doanh của nghĩa quân Tây Sơn. Sau đó trở thành kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc, là anh cả trong 3 anh em Tây Sơn "Tam kiệt" Nguyễn Nhạc-Nguyễn Huệ-Nguyễn Lữ, lấy hiệu Thái Đức.
Vì vậy, Thành Hoàng đế là kinh đô của 2 vương triều, bên trong ẩn chứa nhiều chiều sâu và trầm tích lịch sử, văn hóa cần được nghiên cứu.
Trong 5 đợt khai quật bên trong Thành con, các nhà khảo cổ đã tìm ra nhiều di chỉ khảo cổ và nhiều giá trị lịch sử to lớn tại đây. Tuy nhiên, ngoài đợt khai quật lần này, trong phạm vi khu vực Thành nội và Thành ngoại, các cơ quan chức năng vẫn chưa có các cuộc khảo cổ, nghiên cứu chuyên sâu nào.
Nhiều dấu tích của thành vẫn nằm xen giữa các khu dân cư hoặc đất canh tác của dân./.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Trưởng phòng nghiệp vụ - Ban quản lý di tích tỉnh Bình Định, thành viên đoàn khai quật cho biết đợt khai quật này kéo dài đến ngày 22/10 này là đợt khai quật khảo cổ thứ 6 tại di tích Thành Hoàng đế, nhưng là lần đầu tiên được thực hiện bên ngoài phạm vi Thành con.
Khu vực khai quật nghiên cứu rộng 20.000m2, trong đó nhiều diện tích đất thuộc quản lý của người dân và đang được canh tác. Bên cạnh mục đích nghiên cứu khảo cổ học, đợt khai quật này nhằm mục tiêu chuẩn bị mặt bằng để xây dựng Điện thờ Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc.
Sau một tuần khai quật, đoàn công tác đã tìm thấy các chân trụ móng tường Thành con; rất nhiều mảnh gốm ngói lá, gốm gia dụng...
Thành Hoàng đế là một quần thể kiến trúc có 3 vòng thành gồm Thành ngoại (chu vi 7.400m), Thành nội (1.600m) và Thành con (600m) được Nguyễn Nhạc xây dựng từ năm 1776 trên khu vực nền cũ của thành Đồ Bàn, kinh đô Vương quốc Chămpa cổ.
Từ năm 1776-1793, Thành Hoàng đế là đại bản doanh của nghĩa quân Tây Sơn. Sau đó trở thành kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc, là anh cả trong 3 anh em Tây Sơn "Tam kiệt" Nguyễn Nhạc-Nguyễn Huệ-Nguyễn Lữ, lấy hiệu Thái Đức.
Vì vậy, Thành Hoàng đế là kinh đô của 2 vương triều, bên trong ẩn chứa nhiều chiều sâu và trầm tích lịch sử, văn hóa cần được nghiên cứu.
Trong 5 đợt khai quật bên trong Thành con, các nhà khảo cổ đã tìm ra nhiều di chỉ khảo cổ và nhiều giá trị lịch sử to lớn tại đây. Tuy nhiên, ngoài đợt khai quật lần này, trong phạm vi khu vực Thành nội và Thành ngoại, các cơ quan chức năng vẫn chưa có các cuộc khảo cổ, nghiên cứu chuyên sâu nào.
Nhiều dấu tích của thành vẫn nằm xen giữa các khu dân cư hoặc đất canh tác của dân./.
Ly Kha (TTXVN)