Ngày 8/3, tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã khai mạc trưng bày “Di sản chung của chúng ta" với sự tham gia của sáu di sản thế giới và tám bảo tàng lớn thuộc ba quốc gia Việt Nam-Lào-Campuchia.
Trưng bày do Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp tổ chức.
Cuộc trưng bày dưới hình thức bài viết pano và ảnh hiện vật với ba phần chính. Phần thứ nhất có chủ đề “Tự nhiên và thần thoại” giới thiệu phong cảnh thiên nhiên và đời sống văn hóa của những cư dân trên bán đảo Đông Dương.
Với chủ đề "Thương mại trao đổi," phần thứ 2 phản ánh mối giao thương nội vùng của cư dân bản địa và giữa cư dân bản địa với những khu vực khác thông qua quá trình di cư, liên minh, trao đổi thương mại...
Phần thứ 3 là chủ đề "Thành Nhà Hồ - 1 di sản sống" giới thiệu những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới Thành nhà Hồ, đồng thời phản ánh đời sống phong phú, sinh động của dân cư trong khu vực Di sản thông qua các câu chuyện lịch sử, các lễ hội văn hóa độc đáo...
Đây là cuộc trưng bày giới thiệu những nét tiêu biểu về lịch sử-văn hóa và mối quan hệ của các khu Di sản thế giới và các bảo tàng lớn thuộc ba nước Đông Dương Việt Nam-Lào-Campuchia, đó là Hoàng Thành Thăng Long, Di sản Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Việt Nam), Bảo tàng Quốc gia Angkor, Bảo tàng Sinh thái toàn cầu Preah Vihear, Bảo tàng Quốc gia Campuchia, Bảo tàng Preah Norodom Sihanouk (Campuchia) và Bảo tàng Vat phou (Lào).
Chương trình nằm trong khuôn khổ dự án hợp tác nâng cao chất lượng thuyết minh diễn giải các di sản sống tại Campuchia, Lào và Việt Nam.
Thông qua công tác trưng bày, nhân dân các nước và du khách hiểu hơn về văn hóa, lịch sử và con người, đồng thời là dịp để khám phá các di sản thế giới, cũng như mối quan hệ của ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia, qua đó khơi dậy cảm hứng sáng tạo, sự khám phá cũng như giúp đông đảo công chúng có ý thức hơn trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị nổi bật toàn cầu của các di sản này.
Bà Katherin Murler-Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội khẳng định: "Cuộc trưng bày này là cơ hội tốt cho các di sản thế giới ở ba quốc gia cùng nhau tái khám phá những giá trị chung về văn hóa, lịch sử và cùng nhau nhận diện phương thức hòa hợp nhất để giới thiệu ra công chúng thế giới. Quá trình này sẽ giúp nâng cao nhận thức về khái niệm bảo tàng tại chỗ với vai trò vô cùng quan trọng trong diễn giải và giới thiệu ý nghĩa, cũng như những giá trị xác thực của Di sản thế giới đến công chúng, từ đó nâng cao hình ảnh của di sản."
Cũng theo bà Katherin Murler-Marin tại trưng bày này, sự quan trọng đặc biệt của di sản thế giới Thành nhà Hồ sẽ được thể hiện rõ nét và sinh động hơn bao giờ hết./.
Trưng bày do Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp tổ chức.
Cuộc trưng bày dưới hình thức bài viết pano và ảnh hiện vật với ba phần chính. Phần thứ nhất có chủ đề “Tự nhiên và thần thoại” giới thiệu phong cảnh thiên nhiên và đời sống văn hóa của những cư dân trên bán đảo Đông Dương.
Với chủ đề "Thương mại trao đổi," phần thứ 2 phản ánh mối giao thương nội vùng của cư dân bản địa và giữa cư dân bản địa với những khu vực khác thông qua quá trình di cư, liên minh, trao đổi thương mại...
Phần thứ 3 là chủ đề "Thành Nhà Hồ - 1 di sản sống" giới thiệu những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới Thành nhà Hồ, đồng thời phản ánh đời sống phong phú, sinh động của dân cư trong khu vực Di sản thông qua các câu chuyện lịch sử, các lễ hội văn hóa độc đáo...
Đây là cuộc trưng bày giới thiệu những nét tiêu biểu về lịch sử-văn hóa và mối quan hệ của các khu Di sản thế giới và các bảo tàng lớn thuộc ba nước Đông Dương Việt Nam-Lào-Campuchia, đó là Hoàng Thành Thăng Long, Di sản Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Việt Nam), Bảo tàng Quốc gia Angkor, Bảo tàng Sinh thái toàn cầu Preah Vihear, Bảo tàng Quốc gia Campuchia, Bảo tàng Preah Norodom Sihanouk (Campuchia) và Bảo tàng Vat phou (Lào).
Chương trình nằm trong khuôn khổ dự án hợp tác nâng cao chất lượng thuyết minh diễn giải các di sản sống tại Campuchia, Lào và Việt Nam.
Thông qua công tác trưng bày, nhân dân các nước và du khách hiểu hơn về văn hóa, lịch sử và con người, đồng thời là dịp để khám phá các di sản thế giới, cũng như mối quan hệ của ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia, qua đó khơi dậy cảm hứng sáng tạo, sự khám phá cũng như giúp đông đảo công chúng có ý thức hơn trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị nổi bật toàn cầu của các di sản này.
Bà Katherin Murler-Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội khẳng định: "Cuộc trưng bày này là cơ hội tốt cho các di sản thế giới ở ba quốc gia cùng nhau tái khám phá những giá trị chung về văn hóa, lịch sử và cùng nhau nhận diện phương thức hòa hợp nhất để giới thiệu ra công chúng thế giới. Quá trình này sẽ giúp nâng cao nhận thức về khái niệm bảo tàng tại chỗ với vai trò vô cùng quan trọng trong diễn giải và giới thiệu ý nghĩa, cũng như những giá trị xác thực của Di sản thế giới đến công chúng, từ đó nâng cao hình ảnh của di sản."
Cũng theo bà Katherin Murler-Marin tại trưng bày này, sự quan trọng đặc biệt của di sản thế giới Thành nhà Hồ sẽ được thể hiện rõ nét và sinh động hơn bao giờ hết./.
Hoa Mai (TTXVN)