Ngày 21/9, Đại hội đồng lần thứ 31 Hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA-31) đã được khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Đại hội đồng AIPA-31, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch AIPA-31 Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để Nghị viện các nước gặp gỡ, trao đổi và cùng nhau tìm ra những giải pháp thúc đẩy tiến trình hội nhập giữa các nước trong khu vực, cũng như tăng cường quan hệ hợp tác với các bên đối tác.
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho rằng, chủ đề “Đoàn kết các dân tộc vì sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN” của Đại hội đồng AIPA lần này đã nhận được sự đồng thuận cao của nghị viện các nước thành viên AIPA, quan sát viên đặc biệt và các bên đối tác.
Gắn liền với tiến trình liên kết và hội nhập khu vực, AIPO trước đây, hiện nay là AIPA luôn là động lực thúc đẩy sự hợp tác giữa nghị viện các nước ASEAN và hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển quan hệ giữa các cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. AIPA đã thực sự là một diễn đàn quan trọng để các nghị sỹ trao đổi quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Những kiến nghị của AIPA trên nhiều lĩnh vực đã và đang tác động tích cực tới việc hoạch định chính sách, xây dựng và giám sát việc thực thi pháp luật của các nước thành viên ASEAN.
Trong giai đoạn phát triển mới của ASEAN, nhiệm vụ đặt ra đối với AIPA là tập trung xây dựng các khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác, liên kết và tiến trình hội nhập khu vực của các nước thành viên AIPA, hài hòa hóa pháp luật nhằm bảo đảm quá trình liên kết nội khối, hỗ trợ chính phủ các nước ASEAN thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng với những nỗ lực biến Hiến chương ASEAN từ tầm nhìn đến hành động của Chính phủ Việt Nam trong năm làm Chủ tịch ASEAN 2010, là Chủ tịch AIPA nhiệm kỳ 2009-2010, Quốc hội Việt Nam đã tích cực góp phần đưa hợp tác liên nghị viện giữa các nước ngày càng đi vào chiều sâu, với việc tổ chức thành công nhiều hội nghị chuyên đề, nhiều sự kiện quan trọng của AIPA, kiện toàn tổ chức Ban Thư ký AIPA...
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho rằng, để đáp ứng với những yêu cầu mới đặt ra, AIPA cần tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động sao cho ngày càng hiệu quả, thiết thực hỗ trợ cho quá trình liên kết khu vực, tham gia chủ động và tích cực vào nền ngoại giao nghị viện, qua đó mở rộng quan hệ với các đối tác và nâng cao vị thế của AIPA và ASEAN. Với quyết tâm của các nghị viện thành viên và sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác, AIPA sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN hòa bình, thịnh vượng.
Nhiệm kỳ Chủ tịch AIPA-31 của Việt Nam trùng hợp với kỷ niệm 15 năm Quốc hội Việt Nam gia nhập AIPA và ASEAN. Trong suốt chặng đường 15 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hội nhập nhanh chóng và có những đóng góp tích cực vào hoạt động của AIPA. Đây vừa là trách nhiệm của Nghị viện thành viên AIPA, vừa thể hiện chính sách đối ngoại nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Với tinh thần đó, Quốc hội Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với Nghị viện các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực theo phương châm tích cực, chủ động và có trách nhiệm.
Trong phát biểu chào mừng Đại hội đồng AIPA-31, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch ASEAN 2010 nêu rõ quan hệ phối hợp giữa ASEAN và AIPA thời gian qua đã đạt được những tiến triển tích cực. Lãnh đạo cấp cao của ASEAN và các Nghị viện thành viên AIPA đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi thẳng thắn và thực chất về tăng cường hợp tác và phối hợp giữa hai kênh hành pháp và lập pháp, đặc biệt là trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục duy trì hình thức trao đổi ý kiến thường xuyên giữa Lãnh đạo ASEAN và các đại diện AIPA nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN hàng năm. Năm 2010 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ASEAN, khi Hiệp hội bước vào giai đoạn hành động khẩn trương hướng tới mục tiêu hình thành một Cộng đồng ASEAN vững mạnh và gắn kết trong 5 năm còn lại từ 2010 đến 2015.
Với chủ đề xuyên suốt là “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động,” trong hơn 8 tháng đầu năm 2010 vừa qua, ASEAN đã có những bước tiến khá dài thông qua các biện pháp và hành động cụ thể nhằm tăng cường hợp tác và đẩy nhanh liên kết khu vực, song song với việc mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Hiệp hội. Việc triển khai các chương trình và kế hoạch hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả 3 trụ cột đang được khẩn trương tiến hành theo lộ trình đề ra... Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã kịp thời hành động để ứng phó với các thách thức đang nổi lên, thể hiện khả năng nhạy bén và linh hoạt của một tổ chức khu vực ngày càng vững mạnh và gắn kết chặt chẽ sau hơn 4 thập kỷ xây dựng và phát triển.
Những Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 vừa qua về tăng cường hợp tác hướng tới Phục hồi và Phát triển bền vững, về Ứng phó với Biến đổi khí hậu, cùng với sự tham gia tích cực của Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN - đại diện ASEAN tại Hội nghị cấp cao các nước G20 tại Toronto vừa qua đã thể hiện cam kết chính trị ở cấp cao nhất của ASEAN trong việc thúc đẩy các nỗ lực chung của khu vực, tham gia cùng thế giới xử lý có hiệu quả các thách thức mang tính toàn cầu này.
Thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác đã đạt được những tiến triển đáng khích lệ, trên cơ sở những lợi ích chung, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. ASEAN tiếp tục nhận được sự ủng hộ và coi trọng của các đối tác, đồng thời giữ vững vai trò là động lực cho các tiến trình đối thoại và hợp tác ở khu vực. Cùng với Hội nghị Cấp cao ASEAN 17, vào tháng 10 tới đây tại Hà Nội sẽ diễn ra một loạt các hoạt động Cấp cao quan trọng giữa ASEAN với các đối tác, trong đó đáng chú ý là Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 5 với sự tham gia lần đầu tiên của Nga và Hoa Kỳ với tư cách là khách mời. Đây là bước mở đầu cần thiết cho sự tham gia sâu rộng hơn của 2 đối tác này tại cơ chế hợp tác Đông Á (EAS) sau này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, sự đồng hành và phối hợp chặt chẽ giữa hai kênh Chính phủ và Quốc hội có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy và xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào 2015. Những thành quả mà ASEAN đã đạt được trong hợp tác và liên kết khu vực đều có vai trò đóng góp tích cực, đáng trân trọng của các cơ quan lập pháp các nước thành viên ASEAN.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, tại Đại hội đồng AIPA-31, các đại biểu sẽ cùng bàn thảo và đề ra được những biện pháp thiết thực nhằm tăng cường tình đoàn kết và sự gắn kết chặt chẽ, toàn diện giữa các quốc gia trong Cộng đồng ASEAN, đồng thời đẩy mạnh hợp tác trong việc ứng phó với các thách thức đang nổi lên, trong đó có phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, đối phó với thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…
Thủ tướng bày tỏ hy vọng, trên cương vị các cơ quan lập pháp của các nước thành viên ASEAN, các đại biểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các văn kiện pháp lý đã ký kết của ASEAN sớm được phê chuẩn và đi vào hiệu lực. Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN không còn xa, ASEAN và AIPA cần chung tay nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai hiệu quả các chương trình và kế hoạch hợp tác nhằm thực hiện thành công mục tiêu này, cũng như tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý tạo nền tảng thuận lợi cho việc gia tăng liên kết khu vực trong tương lai.
Ngay sau Phiên khai mạc, các đoàn đại biểu nghị viện các nước đã tiến hành phiên họp toàn thể thứ nhất, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch AIPA-31 Nguyễn Phú Trọng./.
Phát biểu khai mạc Đại hội đồng AIPA-31, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch AIPA-31 Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để Nghị viện các nước gặp gỡ, trao đổi và cùng nhau tìm ra những giải pháp thúc đẩy tiến trình hội nhập giữa các nước trong khu vực, cũng như tăng cường quan hệ hợp tác với các bên đối tác.
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho rằng, chủ đề “Đoàn kết các dân tộc vì sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN” của Đại hội đồng AIPA lần này đã nhận được sự đồng thuận cao của nghị viện các nước thành viên AIPA, quan sát viên đặc biệt và các bên đối tác.
Gắn liền với tiến trình liên kết và hội nhập khu vực, AIPO trước đây, hiện nay là AIPA luôn là động lực thúc đẩy sự hợp tác giữa nghị viện các nước ASEAN và hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển quan hệ giữa các cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. AIPA đã thực sự là một diễn đàn quan trọng để các nghị sỹ trao đổi quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Những kiến nghị của AIPA trên nhiều lĩnh vực đã và đang tác động tích cực tới việc hoạch định chính sách, xây dựng và giám sát việc thực thi pháp luật của các nước thành viên ASEAN.
Trong giai đoạn phát triển mới của ASEAN, nhiệm vụ đặt ra đối với AIPA là tập trung xây dựng các khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác, liên kết và tiến trình hội nhập khu vực của các nước thành viên AIPA, hài hòa hóa pháp luật nhằm bảo đảm quá trình liên kết nội khối, hỗ trợ chính phủ các nước ASEAN thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng với những nỗ lực biến Hiến chương ASEAN từ tầm nhìn đến hành động của Chính phủ Việt Nam trong năm làm Chủ tịch ASEAN 2010, là Chủ tịch AIPA nhiệm kỳ 2009-2010, Quốc hội Việt Nam đã tích cực góp phần đưa hợp tác liên nghị viện giữa các nước ngày càng đi vào chiều sâu, với việc tổ chức thành công nhiều hội nghị chuyên đề, nhiều sự kiện quan trọng của AIPA, kiện toàn tổ chức Ban Thư ký AIPA...
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho rằng, để đáp ứng với những yêu cầu mới đặt ra, AIPA cần tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động sao cho ngày càng hiệu quả, thiết thực hỗ trợ cho quá trình liên kết khu vực, tham gia chủ động và tích cực vào nền ngoại giao nghị viện, qua đó mở rộng quan hệ với các đối tác và nâng cao vị thế của AIPA và ASEAN. Với quyết tâm của các nghị viện thành viên và sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác, AIPA sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN hòa bình, thịnh vượng.
Nhiệm kỳ Chủ tịch AIPA-31 của Việt Nam trùng hợp với kỷ niệm 15 năm Quốc hội Việt Nam gia nhập AIPA và ASEAN. Trong suốt chặng đường 15 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hội nhập nhanh chóng và có những đóng góp tích cực vào hoạt động của AIPA. Đây vừa là trách nhiệm của Nghị viện thành viên AIPA, vừa thể hiện chính sách đối ngoại nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Với tinh thần đó, Quốc hội Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với Nghị viện các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực theo phương châm tích cực, chủ động và có trách nhiệm.
Trong phát biểu chào mừng Đại hội đồng AIPA-31, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch ASEAN 2010 nêu rõ quan hệ phối hợp giữa ASEAN và AIPA thời gian qua đã đạt được những tiến triển tích cực. Lãnh đạo cấp cao của ASEAN và các Nghị viện thành viên AIPA đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi thẳng thắn và thực chất về tăng cường hợp tác và phối hợp giữa hai kênh hành pháp và lập pháp, đặc biệt là trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục duy trì hình thức trao đổi ý kiến thường xuyên giữa Lãnh đạo ASEAN và các đại diện AIPA nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN hàng năm. Năm 2010 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ASEAN, khi Hiệp hội bước vào giai đoạn hành động khẩn trương hướng tới mục tiêu hình thành một Cộng đồng ASEAN vững mạnh và gắn kết trong 5 năm còn lại từ 2010 đến 2015.
Với chủ đề xuyên suốt là “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động,” trong hơn 8 tháng đầu năm 2010 vừa qua, ASEAN đã có những bước tiến khá dài thông qua các biện pháp và hành động cụ thể nhằm tăng cường hợp tác và đẩy nhanh liên kết khu vực, song song với việc mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Hiệp hội. Việc triển khai các chương trình và kế hoạch hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả 3 trụ cột đang được khẩn trương tiến hành theo lộ trình đề ra... Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã kịp thời hành động để ứng phó với các thách thức đang nổi lên, thể hiện khả năng nhạy bén và linh hoạt của một tổ chức khu vực ngày càng vững mạnh và gắn kết chặt chẽ sau hơn 4 thập kỷ xây dựng và phát triển.
Những Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 vừa qua về tăng cường hợp tác hướng tới Phục hồi và Phát triển bền vững, về Ứng phó với Biến đổi khí hậu, cùng với sự tham gia tích cực của Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN - đại diện ASEAN tại Hội nghị cấp cao các nước G20 tại Toronto vừa qua đã thể hiện cam kết chính trị ở cấp cao nhất của ASEAN trong việc thúc đẩy các nỗ lực chung của khu vực, tham gia cùng thế giới xử lý có hiệu quả các thách thức mang tính toàn cầu này.
Thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác đã đạt được những tiến triển đáng khích lệ, trên cơ sở những lợi ích chung, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. ASEAN tiếp tục nhận được sự ủng hộ và coi trọng của các đối tác, đồng thời giữ vững vai trò là động lực cho các tiến trình đối thoại và hợp tác ở khu vực. Cùng với Hội nghị Cấp cao ASEAN 17, vào tháng 10 tới đây tại Hà Nội sẽ diễn ra một loạt các hoạt động Cấp cao quan trọng giữa ASEAN với các đối tác, trong đó đáng chú ý là Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 5 với sự tham gia lần đầu tiên của Nga và Hoa Kỳ với tư cách là khách mời. Đây là bước mở đầu cần thiết cho sự tham gia sâu rộng hơn của 2 đối tác này tại cơ chế hợp tác Đông Á (EAS) sau này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, sự đồng hành và phối hợp chặt chẽ giữa hai kênh Chính phủ và Quốc hội có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy và xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào 2015. Những thành quả mà ASEAN đã đạt được trong hợp tác và liên kết khu vực đều có vai trò đóng góp tích cực, đáng trân trọng của các cơ quan lập pháp các nước thành viên ASEAN.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, tại Đại hội đồng AIPA-31, các đại biểu sẽ cùng bàn thảo và đề ra được những biện pháp thiết thực nhằm tăng cường tình đoàn kết và sự gắn kết chặt chẽ, toàn diện giữa các quốc gia trong Cộng đồng ASEAN, đồng thời đẩy mạnh hợp tác trong việc ứng phó với các thách thức đang nổi lên, trong đó có phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, đối phó với thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…
Thủ tướng bày tỏ hy vọng, trên cương vị các cơ quan lập pháp của các nước thành viên ASEAN, các đại biểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các văn kiện pháp lý đã ký kết của ASEAN sớm được phê chuẩn và đi vào hiệu lực. Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN không còn xa, ASEAN và AIPA cần chung tay nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai hiệu quả các chương trình và kế hoạch hợp tác nhằm thực hiện thành công mục tiêu này, cũng như tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý tạo nền tảng thuận lợi cho việc gia tăng liên kết khu vực trong tương lai.
Ngay sau Phiên khai mạc, các đoàn đại biểu nghị viện các nước đã tiến hành phiên họp toàn thể thứ nhất, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch AIPA-31 Nguyễn Phú Trọng./.
Sự-Hoa (TTXVN/Vietnam+)