Nằm trong chuỗi hoạt động của Festival Gốm sứ Việt Nam-Bình Dương 2010, tối 2/9, tại sân vận động tỉnh Bình Dương, Ban tổ chức Festival đã khai mạc Hội chợ triển lãm "Gốm sứ-Thế giới sắc màu."
Ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Trưởng Ban chỉ đạo Festival cho biết: Festival Gốm Sứ Việt Nam-Bình Dương 2010 là một họat động thiết thực hướng về Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Trong khuôn khổ Festival, Hội chợ triển lãm "Gốm sứ-Thế giới sắc màu" là một hoạt động trọng tâm, xuyên suốt từ ngày 2/9 đến ngày 8/9 với ý nghĩa tôn vinh, giới thiệu về gốm sứ, một nghề truyền thống lâu đời của dân tộc, đồng thời khẳng định vị trí, tiềm năng của ngành gốm sứ trong định hướng phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.
Hội chợ có 670 gian hàng của gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; 20 làng nghề truyền thống trong cả nước và làng gốm Cảnh Đức Trấn của Trung Quốc, cùng 30 gian hàng của Hội Thủ công mỹ nghệ Bình Dương, sẽ mang đến cho người xem một góc nhìn toàn cảnh về gốm sứ nói riêng và hàng thủ công mỹ nghệ nói chung.
Thông qua các họat động của hội chợ như: Hội thi "Tài hoa gốm Việt," các hoạt động xúc tiến thương mại của các làng nghề; Xác lập kỷ lục gốm sứ Việt Nam, đặc biệt là Hội thảo khoa học về gốm sứ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị giao lưu, học tập kinh nghiệm, quảng bá thương hiệu nhằm tìm ra giải pháp đưa ngành gốm sứ ngày càng phát triển.
Đây cũng là điều kiện thuận lợi để nhân dân trong và ngoài tỉnh có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các sản phẩm gốm sứ để cùng chung tay giữ gìn, tôn tạo một ngành nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam./.
Ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Trưởng Ban chỉ đạo Festival cho biết: Festival Gốm Sứ Việt Nam-Bình Dương 2010 là một họat động thiết thực hướng về Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Trong khuôn khổ Festival, Hội chợ triển lãm "Gốm sứ-Thế giới sắc màu" là một hoạt động trọng tâm, xuyên suốt từ ngày 2/9 đến ngày 8/9 với ý nghĩa tôn vinh, giới thiệu về gốm sứ, một nghề truyền thống lâu đời của dân tộc, đồng thời khẳng định vị trí, tiềm năng của ngành gốm sứ trong định hướng phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.
Hội chợ có 670 gian hàng của gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; 20 làng nghề truyền thống trong cả nước và làng gốm Cảnh Đức Trấn của Trung Quốc, cùng 30 gian hàng của Hội Thủ công mỹ nghệ Bình Dương, sẽ mang đến cho người xem một góc nhìn toàn cảnh về gốm sứ nói riêng và hàng thủ công mỹ nghệ nói chung.
Thông qua các họat động của hội chợ như: Hội thi "Tài hoa gốm Việt," các hoạt động xúc tiến thương mại của các làng nghề; Xác lập kỷ lục gốm sứ Việt Nam, đặc biệt là Hội thảo khoa học về gốm sứ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị giao lưu, học tập kinh nghiệm, quảng bá thương hiệu nhằm tìm ra giải pháp đưa ngành gốm sứ ngày càng phát triển.
Đây cũng là điều kiện thuận lợi để nhân dân trong và ngoài tỉnh có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các sản phẩm gốm sứ để cùng chung tay giữ gìn, tôn tạo một ngành nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam./.
Quách Lắm (TTXVN/Vietnam+)