Ngày 8/10, Phiên họp toàn thể Hội đồng Dân tộc của Quốc hội lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội, nhằm chuẩn bị các nội dung cần thiết cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sắp tới.
Thảo luận báo cáo Ủy ban Dân tộc của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách dân tộc năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ thực hiện chính sách dân tộc năm 2014, các thành viên Hội đồng Dân tộc đánh giá, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các bộ, ngành và địa phương, nhiều chính sách mới đã được ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả. Qua đó đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Đời sống của đồng bào ở vùng dân tộc và miền núi ngày càng được cải thiện….
Các ý kiến cũng đi sâu thảo luận, phân tích về những khó khăn trong việc thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc; việc bố trí nguồn lực và cơ chế thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, do khó khăn về nguồn lực; việc bố trí vốn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực trạng và điều kiện kinh tế xã hội của các địa bàn đặc biệt khó khăn.
Một số ý kiến đánh giá các chính sách được phê duyệt còn mang tính nhiệm kỳ, ngắn hạn, nên việc triển khai không đồng bộ, một số chính sách còn bị gián đoạn trong quá trình thực hiện do không có nguồn lực hoặc triển khai chậm…
Qua thảo luận, các ý kiến tán thành với những nội dung Ủy ban Dân tộc đề xuất để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc năm 2014, trong đó triển khai rà soát, hoạch định xây dựng các chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 để giúp đồng bào dân tộc ổn định cuộc sống và phát triển bền vững; tổ chức thực hiện tốt Nghị định 05 của Chính phủ về công tác dân tộc và Chỉ thị số 1971 về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; kiểm tra, thanh tra các chương trình, chính sách, đề án do Ủy ban Dân tộc được phân công chủ trì, trong đó có Chương trình 135 về đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015; chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015…
Ủy ban Dân tộc đề nghị Quốc hội tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến chính sách giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi; phát huy vai trò giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đối với quá trình thực hiện các chính sách.
Ủy ban Dân tộc đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện các chính sách dân tộc triển khai theo hướng trung hạn, dài hạn, xác định phân kỳ đầu tư cụ thể, đảm bảo cho các địa phương có khả năng cân đối nguồn lực, tiến độ thực hiện và đánh giá, giám sát đối với từng chính sách; bố trí đủ nguồn lực đầu tư theo kế hoạch được duyệt cho các chính sách đã được ban hành để việc thực hiện được đúng tiến độ; chỉ đạo xây dựng và ban hành quy chế về quản lý, lồng ghép, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án trên cùng một địa bàn…
Theo Chương trình, phiên họp thứ 7 của Hội đồng Dân tộc sẽ diễn ra hết ngày 12/10. Hội đồng Dân tộc sẽ phối hợp thẩm tra các dự án Luật được thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sắp tới; đồng thời thảo luận về “Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số”./.
Thảo luận báo cáo Ủy ban Dân tộc của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách dân tộc năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ thực hiện chính sách dân tộc năm 2014, các thành viên Hội đồng Dân tộc đánh giá, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các bộ, ngành và địa phương, nhiều chính sách mới đã được ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả. Qua đó đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Đời sống của đồng bào ở vùng dân tộc và miền núi ngày càng được cải thiện….
Các ý kiến cũng đi sâu thảo luận, phân tích về những khó khăn trong việc thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc; việc bố trí nguồn lực và cơ chế thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, do khó khăn về nguồn lực; việc bố trí vốn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực trạng và điều kiện kinh tế xã hội của các địa bàn đặc biệt khó khăn.
Một số ý kiến đánh giá các chính sách được phê duyệt còn mang tính nhiệm kỳ, ngắn hạn, nên việc triển khai không đồng bộ, một số chính sách còn bị gián đoạn trong quá trình thực hiện do không có nguồn lực hoặc triển khai chậm…
Qua thảo luận, các ý kiến tán thành với những nội dung Ủy ban Dân tộc đề xuất để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc năm 2014, trong đó triển khai rà soát, hoạch định xây dựng các chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 để giúp đồng bào dân tộc ổn định cuộc sống và phát triển bền vững; tổ chức thực hiện tốt Nghị định 05 của Chính phủ về công tác dân tộc và Chỉ thị số 1971 về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; kiểm tra, thanh tra các chương trình, chính sách, đề án do Ủy ban Dân tộc được phân công chủ trì, trong đó có Chương trình 135 về đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015; chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015…
Ủy ban Dân tộc đề nghị Quốc hội tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến chính sách giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi; phát huy vai trò giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đối với quá trình thực hiện các chính sách.
Ủy ban Dân tộc đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện các chính sách dân tộc triển khai theo hướng trung hạn, dài hạn, xác định phân kỳ đầu tư cụ thể, đảm bảo cho các địa phương có khả năng cân đối nguồn lực, tiến độ thực hiện và đánh giá, giám sát đối với từng chính sách; bố trí đủ nguồn lực đầu tư theo kế hoạch được duyệt cho các chính sách đã được ban hành để việc thực hiện được đúng tiến độ; chỉ đạo xây dựng và ban hành quy chế về quản lý, lồng ghép, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án trên cùng một địa bàn…
Theo Chương trình, phiên họp thứ 7 của Hội đồng Dân tộc sẽ diễn ra hết ngày 12/10. Hội đồng Dân tộc sẽ phối hợp thẩm tra các dự án Luật được thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sắp tới; đồng thời thảo luận về “Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số”./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)