“Tây Nguyên - Những sắc màu văn hóa” là chủ đề Lễ khai mạc Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội lần thứ II diễn ra tối 28/8.
[Sử thi Tây Nguyên hùng tráng sẽ vang lên tại Thủ đô]
Hoạt động được tổ chức với quy mô lớn nhằm giới thiệu những giá trị văn hóa, sức sống mãnh liệt, sự trường tồn của bản sắc Tây Nguyên trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam; tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Tây Nguyên; khai thác và phát triển kinh tế, du lịch trên nền tảng văn hóa truyền thống.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh đây cũng là dịp tái hiện một cách chân thực nhất, sống động nhất về mảnh đất, văn hóa cao nguyên với lòng nhiệt thành của những con người Tây Nguyên; tấm lòng, tình cảm của người dân thủ đô Hà Nội và cả nước với Tây Nguyên.
Ông Tuấn khẳng định những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà nội sẽ làm gần hơn về khoảng cách địa lý, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh Tây Nguyên và thủ đô Hà Nội; tạo thêm sắc màu văn hóa Tây Nguyên tỏa sáng và lung linh giữa thủ đô Hà Nội.
Chương trình khai mạc Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội giới thiệu tới công chúng Thủ đô và du khách một chương trình tổng thể đặc trưng văn hóa Tây Nguyên với các màn hòa tấu cồng chiêng mang tên "Hội tụ", diễn tấu chiêng knah Drông tuê (đón khách và mời rượu), hòa tấu nhạc cụ dân tộc Bahnar, trình diễn trang phục các dân tộc Tây Nguyên, vòng Xoang đoàn kết…
Trong khuôn khổ Những ngày Văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội còn có không gian trưng bày Tây Nguyên - Bản sắc văn hóa truyền thống, Tây Nguyên hội nhập và phát triển… Cùng với triển lãm, hội chợ giới thiệu, bày bán đặc sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm du lịch đậm chất Tây Nguyên phục vụ công chúng là tọa đàm “Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo và đa dạng của Tây Nguyên” và nhiều chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như: Tây Nguyên - Những năm tháng không quên, Âm vang Tây Nguyên…
Trong dịp này, Ban Tổ chức cũng dành thời gian tổ chức cho đồng bào dâng hương, báo công tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; về thăm Ngôi nhà chung Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội; giao lưu với các cộng đồng dân tộc Mông (Sơn La) và dân tộc Mường (Thanh Hóa)./.
[Sử thi Tây Nguyên hùng tráng sẽ vang lên tại Thủ đô]
Hoạt động được tổ chức với quy mô lớn nhằm giới thiệu những giá trị văn hóa, sức sống mãnh liệt, sự trường tồn của bản sắc Tây Nguyên trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam; tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Tây Nguyên; khai thác và phát triển kinh tế, du lịch trên nền tảng văn hóa truyền thống.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh đây cũng là dịp tái hiện một cách chân thực nhất, sống động nhất về mảnh đất, văn hóa cao nguyên với lòng nhiệt thành của những con người Tây Nguyên; tấm lòng, tình cảm của người dân thủ đô Hà Nội và cả nước với Tây Nguyên.
Ông Tuấn khẳng định những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà nội sẽ làm gần hơn về khoảng cách địa lý, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh Tây Nguyên và thủ đô Hà Nội; tạo thêm sắc màu văn hóa Tây Nguyên tỏa sáng và lung linh giữa thủ đô Hà Nội.
Chương trình khai mạc Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội giới thiệu tới công chúng Thủ đô và du khách một chương trình tổng thể đặc trưng văn hóa Tây Nguyên với các màn hòa tấu cồng chiêng mang tên "Hội tụ", diễn tấu chiêng knah Drông tuê (đón khách và mời rượu), hòa tấu nhạc cụ dân tộc Bahnar, trình diễn trang phục các dân tộc Tây Nguyên, vòng Xoang đoàn kết…
Trong khuôn khổ Những ngày Văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội còn có không gian trưng bày Tây Nguyên - Bản sắc văn hóa truyền thống, Tây Nguyên hội nhập và phát triển… Cùng với triển lãm, hội chợ giới thiệu, bày bán đặc sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm du lịch đậm chất Tây Nguyên phục vụ công chúng là tọa đàm “Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo và đa dạng của Tây Nguyên” và nhiều chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như: Tây Nguyên - Những năm tháng không quên, Âm vang Tây Nguyên…
Trong dịp này, Ban Tổ chức cũng dành thời gian tổ chức cho đồng bào dâng hương, báo công tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; về thăm Ngôi nhà chung Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội; giao lưu với các cộng đồng dân tộc Mông (Sơn La) và dân tộc Mường (Thanh Hóa)./.
Mỹ Bình (TTXVN)