Ngày 24/11, tại Hà Nội, Ngày hội Công nghệ thông tin Việt Nam-Nhật Bản 2011 (Japan ICT Day) chính thức được tổ chức nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về công nghệ thông tin giữa Việt Nam-Nhật Bản.
Gần 200 đại biểu của hai nước đã tham dự, trong đó có 20 doanh nhân Nhật Bản đến từ 3 đoàn doanh nghiệp: Hiệp hội Dịch vụ công nghệ thông tin Nhật Bản (JISA), Hiệp hội phần mềm nhúng mã nguồn mở (OESF), Tổ chức xúc tiến công nghiệp hệ thống nhúng vùng Kansai Nhật Bản (ESIP).
Các đại biểu đã tham dự hội thảo “Hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam-Nhật Bản hướng tới thị trường Việt Nam” và “Phát triển nhân lực cho hợp tác công nghệ thông tin lâu dài Việt Nam-Nhật Bản.” Ngoài ra, các đại biểu cũng có các chuyến tham quan doanh nghiệp, gặp gỡ đối tác và các buổi tiệc giao lưu bên lề.
Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe báo cáo về thực trạng, nhu cầu và xu hướng gia công phần mềm của Nhật Bản. Bên cạnh những bài phát biểu nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về ngành công nghệ thông tin Việt Nam, xu hướng phát triển và những kinh nghiệm hợp tác thành công, VINASA và câu lạc bộ VJC còn báo cáo tổng quan tình hình và triển vọng hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam-Nhật Bản.
Theo ông Nguyễn Đoàn Hùng, Chủ tịch VJC, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng gần 10 năm qua, thị phần gia công phần mềm của Việt Nam đối với thị trường Nhật Bản đã tăng từ 0,4% (năm 2004) lên gần 4% (năm 2009). Cơ hội hợp tác phát triển vẫn còn nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin hai nước.
Đến hết năm 2010, Việt Nam có hơn 250.000 nhân lực công nghệ thông tin. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy quan hệ hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, khoảng cách giữa yêu cầu công việc và trình độ của nguồn nhân lực khá lớn bởi những rào cản về ngôn ngữ, ít hiểu biết môi trường kinh doanh, thiếu kỹ năng.
Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT cho rằng, chương trình chất lượng cao và tiến sát chuẩn quốc tế là một “điểm sáng” trong đào tạo công nghệ thông tin hiện nay. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh viên chọn ngành công nghệ thông tin trong vài năm gần đây lại giảm, từ hơn 10% (năm 2008) xuống còn 6,8% (năm 2011).
Trong khuôn khổ Japan ICT Day, VINASA đã chính thức công bố “Danh mục nghề ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin” gồm 11 ngạch, 33 phân ngạch và 7 bậc. Đây là một phần của hệ thống xếp bậc nhân sự của ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, gọi tắt là VRS do VINASA nghiên cứu xây dựng dựa trên Tiêu chuẩn Kỹ năng Công nghệ thông tin (ITSS) Nhật Bản, và danh mục Chứng chỉ Châu Âu về Nghề nghiệp Tin học (EUCIP). Quy tắc phân chia bậc trình độ được áp dụng theo ITSS của Nhật Bản.
Japan ICT Day nằm trong chuỗi hoạt động thường niên nhằm gắn kết và tạo điều kiện gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa các thành viên VJC nói riêng và các doanh nghiệp công nghệ thông tin hai nước nói chung. Được tổ chức lần đầu tiên năm 2007, đến nay Japan ICT Day đã trở thành một hoạt động uy tín, chất lượng đối với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin cả hai quốc gia.
Chương trình do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cùng Câu lạc bộ Hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam-Nhật Bản (VJC) tổ chức dưới sự bảo trợ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và sự phối hợp của Hiệp hội công nghệ thông tin Nhật Bản (JISA), Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á-châu Đại Dương (ASOCIO), Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO)./.
Gần 200 đại biểu của hai nước đã tham dự, trong đó có 20 doanh nhân Nhật Bản đến từ 3 đoàn doanh nghiệp: Hiệp hội Dịch vụ công nghệ thông tin Nhật Bản (JISA), Hiệp hội phần mềm nhúng mã nguồn mở (OESF), Tổ chức xúc tiến công nghiệp hệ thống nhúng vùng Kansai Nhật Bản (ESIP).
Các đại biểu đã tham dự hội thảo “Hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam-Nhật Bản hướng tới thị trường Việt Nam” và “Phát triển nhân lực cho hợp tác công nghệ thông tin lâu dài Việt Nam-Nhật Bản.” Ngoài ra, các đại biểu cũng có các chuyến tham quan doanh nghiệp, gặp gỡ đối tác và các buổi tiệc giao lưu bên lề.
Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe báo cáo về thực trạng, nhu cầu và xu hướng gia công phần mềm của Nhật Bản. Bên cạnh những bài phát biểu nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về ngành công nghệ thông tin Việt Nam, xu hướng phát triển và những kinh nghiệm hợp tác thành công, VINASA và câu lạc bộ VJC còn báo cáo tổng quan tình hình và triển vọng hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam-Nhật Bản.
Theo ông Nguyễn Đoàn Hùng, Chủ tịch VJC, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng gần 10 năm qua, thị phần gia công phần mềm của Việt Nam đối với thị trường Nhật Bản đã tăng từ 0,4% (năm 2004) lên gần 4% (năm 2009). Cơ hội hợp tác phát triển vẫn còn nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin hai nước.
Đến hết năm 2010, Việt Nam có hơn 250.000 nhân lực công nghệ thông tin. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy quan hệ hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, khoảng cách giữa yêu cầu công việc và trình độ của nguồn nhân lực khá lớn bởi những rào cản về ngôn ngữ, ít hiểu biết môi trường kinh doanh, thiếu kỹ năng.
Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT cho rằng, chương trình chất lượng cao và tiến sát chuẩn quốc tế là một “điểm sáng” trong đào tạo công nghệ thông tin hiện nay. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh viên chọn ngành công nghệ thông tin trong vài năm gần đây lại giảm, từ hơn 10% (năm 2008) xuống còn 6,8% (năm 2011).
Trong khuôn khổ Japan ICT Day, VINASA đã chính thức công bố “Danh mục nghề ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin” gồm 11 ngạch, 33 phân ngạch và 7 bậc. Đây là một phần của hệ thống xếp bậc nhân sự của ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, gọi tắt là VRS do VINASA nghiên cứu xây dựng dựa trên Tiêu chuẩn Kỹ năng Công nghệ thông tin (ITSS) Nhật Bản, và danh mục Chứng chỉ Châu Âu về Nghề nghiệp Tin học (EUCIP). Quy tắc phân chia bậc trình độ được áp dụng theo ITSS của Nhật Bản.
Japan ICT Day nằm trong chuỗi hoạt động thường niên nhằm gắn kết và tạo điều kiện gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa các thành viên VJC nói riêng và các doanh nghiệp công nghệ thông tin hai nước nói chung. Được tổ chức lần đầu tiên năm 2007, đến nay Japan ICT Day đã trở thành một hoạt động uy tín, chất lượng đối với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin cả hai quốc gia.
Chương trình do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cùng Câu lạc bộ Hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam-Nhật Bản (VJC) tổ chức dưới sự bảo trợ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và sự phối hợp của Hiệp hội công nghệ thông tin Nhật Bản (JISA), Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á-châu Đại Dương (ASOCIO), Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO)./.
Xuân Tùng (TTXVN/Vietnam+)