Tối 12/10, tại Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam đã khai mạc chương trình Liên hoan phim châu Phi với sự tham gia của 5 đại sứ các nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Algeria; Cộng hoà liên bang Nigeria; Cộng hòa Mozambique; Cộng hòa Sudan; Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam.
Đại tá Phạm Ngọc Hà, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân phát biểu mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước châu Phi đã được hình thành, phát triển và vun đắp bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng yêu nước châu Phi trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước từ những năm đầu thế kỷ 20.
Đặc biệt trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân châu Phi anh em đã luôn nhiệt thành ủng hộ Việt Nam cả về vật chất và tinh thần.
Đến nay tình cảm hữu nghị tốt đẹp đó vẫn được duy trì, phát triển và ngày càng toàn diện, bền chặt với nội dung hợp tác ngày càng mở rộng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Đại tá Hà nhấn mạnh, liên hoan phim châu Phi hôm nay là dịp quý báu để cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân Việt Nam nói chung, cán bộ, giáo viên và học viên Học viện Cảnh sát nhân dân nói riêng được tìm hiểu, khám phá về đất nước, lịch sử, văn hóa và con người các nước châu Phi, qua đó làm phong phú hơn đời sống tinh thần của cán bộ, giáo viên và học viên toàn Học viện.
6 bộ phim sẽ lần lượt được trình chiếu từ ngày 12-13/10/2012 với nội dung phong phú và đặc sắc đã để lại tiếng vang trong làng điện ảnh thế giới. Trong đó Algeria với bộ phim "Cuộc chiến đấu của nhân dân Algeria", nội dung phim đậm chất chính trị, lấy bối cảnh là cuộc chiến giành độc lập của người Algeria dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
"Vũ điệu của các trinh nữ" (Nigeria) với nội dung hôn nhân luôn là sự kiện trọng đại và đầy cuốn hút đối với mỗi con người dù họ thuộc bất cứ chủng tộc nào.
Hai bộ phim của Sudan "Bộ lạc Al Hawazma" nội dung nói về Bộ lạc Hawazma sinh sống ở miền đất Kordofan rộng lớn và "Vua cá sấu" với nhiều tình tiết hấp dẫn, gần gũi với thiên nhiên.
Bộ phim "Samara sống mãi" (Mozambique) nói về nhân vật Samara, một trong những người đầu tiên tham gia phong trào giải phóng dân tộc ở Mozambique.
Bộ phim "Anh chàng thổ dân rắc rối" (nước Nam Phi) với nội dung dựa trên một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1937 được dàn dựng trên sân khấu nhà hát kịch và đã tạo nên một tiếng vang lớn bởi nội dung của phim đề cập đến một sự kiện nổi bật trong lịch sử của châu Phi.
Đại diện cho 5 nước châu Phi tham gia Liên hoan phim, Đại sứ Nam Phi Ratubatsi Super Moloi chúc mừng Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam, vừa được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Đại sứ cũng cho biết châu Phi là một trong những lục địa khá phát triển về nền công nghiệp điện ảnh và âm nhạc, đặc biệt là nền điện ảnh của đất nước Nigeria đứng thứ 3 trên thế giới.
Những bộ phim và phim tư liệu được trình chiếu lần này với nội dung hết sức phong phú, sâu sắc, nội dung bao quát về đất nước con người châu Phi sẽ đem đến cho khán giả thấy được tiềm năng văn hóa, con người châu Phi qua từng bộ phim.
Chương trình Liên hoan phim châu Phi cũng khẳng định tình hữu nghị, hợp tác ngày cùng phát triển mạnh mẽ giữa Việt Nam và các nước châu Phi trong nhiều lĩnh vực./.
Đại tá Phạm Ngọc Hà, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân phát biểu mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước châu Phi đã được hình thành, phát triển và vun đắp bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng yêu nước châu Phi trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước từ những năm đầu thế kỷ 20.
Đặc biệt trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân châu Phi anh em đã luôn nhiệt thành ủng hộ Việt Nam cả về vật chất và tinh thần.
Đến nay tình cảm hữu nghị tốt đẹp đó vẫn được duy trì, phát triển và ngày càng toàn diện, bền chặt với nội dung hợp tác ngày càng mở rộng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Đại tá Hà nhấn mạnh, liên hoan phim châu Phi hôm nay là dịp quý báu để cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân Việt Nam nói chung, cán bộ, giáo viên và học viên Học viện Cảnh sát nhân dân nói riêng được tìm hiểu, khám phá về đất nước, lịch sử, văn hóa và con người các nước châu Phi, qua đó làm phong phú hơn đời sống tinh thần của cán bộ, giáo viên và học viên toàn Học viện.
6 bộ phim sẽ lần lượt được trình chiếu từ ngày 12-13/10/2012 với nội dung phong phú và đặc sắc đã để lại tiếng vang trong làng điện ảnh thế giới. Trong đó Algeria với bộ phim "Cuộc chiến đấu của nhân dân Algeria", nội dung phim đậm chất chính trị, lấy bối cảnh là cuộc chiến giành độc lập của người Algeria dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
"Vũ điệu của các trinh nữ" (Nigeria) với nội dung hôn nhân luôn là sự kiện trọng đại và đầy cuốn hút đối với mỗi con người dù họ thuộc bất cứ chủng tộc nào.
Hai bộ phim của Sudan "Bộ lạc Al Hawazma" nội dung nói về Bộ lạc Hawazma sinh sống ở miền đất Kordofan rộng lớn và "Vua cá sấu" với nhiều tình tiết hấp dẫn, gần gũi với thiên nhiên.
Bộ phim "Samara sống mãi" (Mozambique) nói về nhân vật Samara, một trong những người đầu tiên tham gia phong trào giải phóng dân tộc ở Mozambique.
Bộ phim "Anh chàng thổ dân rắc rối" (nước Nam Phi) với nội dung dựa trên một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1937 được dàn dựng trên sân khấu nhà hát kịch và đã tạo nên một tiếng vang lớn bởi nội dung của phim đề cập đến một sự kiện nổi bật trong lịch sử của châu Phi.
Đại diện cho 5 nước châu Phi tham gia Liên hoan phim, Đại sứ Nam Phi Ratubatsi Super Moloi chúc mừng Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam, vừa được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Đại sứ cũng cho biết châu Phi là một trong những lục địa khá phát triển về nền công nghiệp điện ảnh và âm nhạc, đặc biệt là nền điện ảnh của đất nước Nigeria đứng thứ 3 trên thế giới.
Những bộ phim và phim tư liệu được trình chiếu lần này với nội dung hết sức phong phú, sâu sắc, nội dung bao quát về đất nước con người châu Phi sẽ đem đến cho khán giả thấy được tiềm năng văn hóa, con người châu Phi qua từng bộ phim.
Chương trình Liên hoan phim châu Phi cũng khẳng định tình hữu nghị, hợp tác ngày cùng phát triển mạnh mẽ giữa Việt Nam và các nước châu Phi trong nhiều lĩnh vực./.
Bùi Thanh Hải (TTXVN)