Các đoàn nghệ thuật của 18 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào đã tham gia Liên hoan Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam khu vực phía Nam lần thứ 18, khai mạc tối 22/3, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Quảng Ngãi.
Liên hoan còn quy tụ các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước, đặc biệt có sự tham dự của Trung tâm ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Quảng Ngãi - đơn vị chủ nhà tham gia Liên hoan âm nhạc lần này có 3 tác phẩm với chủ đề Tổ quốc, biển đảo.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Quang Thích, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bày tỏ mong muốn, với liên hoan lần này, công chúng yêu âm nhạc Quảng Ngãi sẽ được thưởng thức những tác phẩm hay. Đặc biệt, khi đến với Quảng Ngãi, các nhạc sĩ, ca sĩ sẽ có những cảm hứng sáng tác, nguồn sáng tạo mới, cho ra đời những tác phẩm có giá trị lớn hơn, đặc biệt là những tác phẩm về biển đảo Tổ quốc.
Ngay sau lễ khai mạc là phần thi của các đơn vị tham gia liên hoan.
Trước đó, chiều 22/3, Hội nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo chủ đề "Khai thác và phát huy âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập quốc tế" với sự tham dự của gần 100 nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc trong nước.
Báo cáo đề dẫn Hội thảo do Giáo sư - nhạc sĩ Thế Bảo trình bày nêu rõ âm nhạc dân gian Việt Nam có một bề dày lịch sử lâu đời và vô cùng phong phú, vì có sự đóng góp muôn màu muôn vẻ của 54 dân tộc Việt Nam. Kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam đã được ông cha ta bảo tồn và tiếp thu một cách sáng tạo.
Việt Nam đã có những hình thức âm nhạc chuyên nghiệp và dân gian cổ truyền được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể kiệt xuất cần được bảo vệ như "Nhã nhạc cung đình Huế", "Không gian cồng chiêng Tây nguyên", "Quan họ", "Hát xoan", Ca trù"...
Tại Hội thảo, các nhạc sĩ, nhà nghiên cứu trong nước đã tập trung thảo luận, nêu những kinh nghiệm, cũng như những tồn tại, khó khăn trong quá trình khai thác, phát huy âm nhạc dân gian.
Nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc đặt vấn đề "Khai thác và phát huy âm nhạc dân gian" là một chương trình hành động đúng đắn mang tầm vóc tư duy chiến lược cho con đường phát triển âm nhạc Việt Nam trong tình hình hiện nay và cho cả những thập kỷ tới.
Các nhà nghiên cứu, nhạc sĩ cũng đề nghị tăng cường quảng bá âm nhạc dân gian tại địa phương ra toàn quốc, tuyển chọn những tác phẩm âm nhạc dân gian từ năm 1945 đến nay để xuất bản rộng rãi; đồng thời đặt vấn đề phải làm gì trong khai thác và phát huy âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập quốc tế./.
Liên hoan còn quy tụ các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước, đặc biệt có sự tham dự của Trung tâm ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Quảng Ngãi - đơn vị chủ nhà tham gia Liên hoan âm nhạc lần này có 3 tác phẩm với chủ đề Tổ quốc, biển đảo.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Quang Thích, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bày tỏ mong muốn, với liên hoan lần này, công chúng yêu âm nhạc Quảng Ngãi sẽ được thưởng thức những tác phẩm hay. Đặc biệt, khi đến với Quảng Ngãi, các nhạc sĩ, ca sĩ sẽ có những cảm hứng sáng tác, nguồn sáng tạo mới, cho ra đời những tác phẩm có giá trị lớn hơn, đặc biệt là những tác phẩm về biển đảo Tổ quốc.
Ngay sau lễ khai mạc là phần thi của các đơn vị tham gia liên hoan.
Trước đó, chiều 22/3, Hội nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo chủ đề "Khai thác và phát huy âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập quốc tế" với sự tham dự của gần 100 nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc trong nước.
Báo cáo đề dẫn Hội thảo do Giáo sư - nhạc sĩ Thế Bảo trình bày nêu rõ âm nhạc dân gian Việt Nam có một bề dày lịch sử lâu đời và vô cùng phong phú, vì có sự đóng góp muôn màu muôn vẻ của 54 dân tộc Việt Nam. Kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam đã được ông cha ta bảo tồn và tiếp thu một cách sáng tạo.
Việt Nam đã có những hình thức âm nhạc chuyên nghiệp và dân gian cổ truyền được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể kiệt xuất cần được bảo vệ như "Nhã nhạc cung đình Huế", "Không gian cồng chiêng Tây nguyên", "Quan họ", "Hát xoan", Ca trù"...
Tại Hội thảo, các nhạc sĩ, nhà nghiên cứu trong nước đã tập trung thảo luận, nêu những kinh nghiệm, cũng như những tồn tại, khó khăn trong quá trình khai thác, phát huy âm nhạc dân gian.
Nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc đặt vấn đề "Khai thác và phát huy âm nhạc dân gian" là một chương trình hành động đúng đắn mang tầm vóc tư duy chiến lược cho con đường phát triển âm nhạc Việt Nam trong tình hình hiện nay và cho cả những thập kỷ tới.
Các nhà nghiên cứu, nhạc sĩ cũng đề nghị tăng cường quảng bá âm nhạc dân gian tại địa phương ra toàn quốc, tuyển chọn những tác phẩm âm nhạc dân gian từ năm 1945 đến nay để xuất bản rộng rãi; đồng thời đặt vấn đề phải làm gì trong khai thác và phát huy âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập quốc tế./.
Nguyễn Đăng Lâm-Đinh Thị Hương (TTXVN)