Sáng 30/3 (19/2 Âm lịch), Lễ hội Quán Thế Âm- Ngũ Hành Sơn năm 2013, một trong 15 lễ hội lớn nhất nước đã khai mạc tại Chùa Quán Thế Âm, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).
Lễ hội diễn ra từ ngày 28 đến 30-3 (17, 18 và 19/2 Âm lịch). Phần lễ vẫn như những năm trước với các nghi lễ truyền thống Phật giáo như lễ thượng phan, thượng kỳ, Pháp đàn Quán Thế Âm, lễ vía chính thức Đức Bồ tát Quán Thế Âm ( diễn ra sáng 19-2 âm lịch).
Phần hội sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú với triển lãm tranh, ảnh về du lịch và danh thắng Ngũ Hành Sơn, khai hội hô hát bài chòi, giao lưu thơ, nhạc- đặc san lễ hội và triển lãm thư pháp với chủ đề “Nguyên Xuân,” biểu diễn võ thuật và hội cờ người, lửa trại, hội hoa đăng, đua thuyền truyền thống…
Nét mới đặc sắc trong mùa lễ hội năm nay là các hoạt động tọa đàm, giao lưu văn hóa với các chùa ở miền Bắc và miền Trung nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn nét trong sáng của Phật giáo.
Đặc biệt, các tăng ni, phật tử và du khách lần đầu tiên trực tiếp chiêm bái tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông vừa được cung nghinh về Đà Nẵng. Đây được đánh giá là bức tượng Phật hoàng bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam.
Tượng ngọc Phật hoàng Trần Nhân Tông nặng trên 2 tấn, khuôn mặt dát vàng, được khởi công tác tạo từ ngày 5/7/2012 tại chùa Vĩnh Nghiêm (Thành phố Hồ Chí Minh) và hoàn thành 4 tháng sau đó.
Trước đây, Lễ hội Quán Thế Âm dường như chỉ dành riêng cho những người theo đạo Phật, nhưng từ năm 2000 đến nay, khi lễ hội là một trong 15 lễ hội quốc gia, thì nó đã trở thành một sự kiện văn hóa của toàn dân.
Đặc biệt, năm nay, sự xuất hiện của tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, đã thôi thúc mọi người khắp nơi tìm về lễ hội, hòa mình trong cái cảm giác bình an, đậm nét truyền thống dân tộc.
Thượng tọa Thích Huệ Vinh - Trụ trì chùa Quán Thế Âm, Phó ban Tổ chức lễ hội, cho biết ngoài những hoạt động phong phú và các lễ hội truyền thống mang nghi thức Phật giáo nhưng đậm bản sắc văn hóa dân tộc thì điểm nhấn mới nhất tại lễ hội năm nay là triển lãm tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông để Phật tử, người dân và du khách chiêm bái. Sự có mặt của tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đã thật sự khai mở tâm linh vì một thế giới hòa bình, quốc thái dân an, gia quyến hạnh phúc./.
Lễ hội diễn ra từ ngày 28 đến 30-3 (17, 18 và 19/2 Âm lịch). Phần lễ vẫn như những năm trước với các nghi lễ truyền thống Phật giáo như lễ thượng phan, thượng kỳ, Pháp đàn Quán Thế Âm, lễ vía chính thức Đức Bồ tát Quán Thế Âm ( diễn ra sáng 19-2 âm lịch).
Phần hội sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú với triển lãm tranh, ảnh về du lịch và danh thắng Ngũ Hành Sơn, khai hội hô hát bài chòi, giao lưu thơ, nhạc- đặc san lễ hội và triển lãm thư pháp với chủ đề “Nguyên Xuân,” biểu diễn võ thuật và hội cờ người, lửa trại, hội hoa đăng, đua thuyền truyền thống…
Nét mới đặc sắc trong mùa lễ hội năm nay là các hoạt động tọa đàm, giao lưu văn hóa với các chùa ở miền Bắc và miền Trung nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn nét trong sáng của Phật giáo.
Đặc biệt, các tăng ni, phật tử và du khách lần đầu tiên trực tiếp chiêm bái tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông vừa được cung nghinh về Đà Nẵng. Đây được đánh giá là bức tượng Phật hoàng bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam.
Tượng ngọc Phật hoàng Trần Nhân Tông nặng trên 2 tấn, khuôn mặt dát vàng, được khởi công tác tạo từ ngày 5/7/2012 tại chùa Vĩnh Nghiêm (Thành phố Hồ Chí Minh) và hoàn thành 4 tháng sau đó.
Trước đây, Lễ hội Quán Thế Âm dường như chỉ dành riêng cho những người theo đạo Phật, nhưng từ năm 2000 đến nay, khi lễ hội là một trong 15 lễ hội quốc gia, thì nó đã trở thành một sự kiện văn hóa của toàn dân.
Đặc biệt, năm nay, sự xuất hiện của tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, đã thôi thúc mọi người khắp nơi tìm về lễ hội, hòa mình trong cái cảm giác bình an, đậm nét truyền thống dân tộc.
Thượng tọa Thích Huệ Vinh - Trụ trì chùa Quán Thế Âm, Phó ban Tổ chức lễ hội, cho biết ngoài những hoạt động phong phú và các lễ hội truyền thống mang nghi thức Phật giáo nhưng đậm bản sắc văn hóa dân tộc thì điểm nhấn mới nhất tại lễ hội năm nay là triển lãm tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông để Phật tử, người dân và du khách chiêm bái. Sự có mặt của tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đã thật sự khai mở tâm linh vì một thế giới hòa bình, quốc thái dân an, gia quyến hạnh phúc./.
(TTXVN)