Ngày 3/10, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về người nhập cư đã khai mạc với sự tham dự của đại diện 150 trong tổng số 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc.
Theo Ban Thư ký Liên hợp quốc, hội nghị này được tổ chức nhằm thảo luận về thực trạng của dân nhập cư, tìm kiếm những biện pháp thiết thực và hiệu quả để tăng cường sự hợp tác quốc tế trong vấn đề nhập cư, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tình trạng di dân đang có xu hướng phát triển nhanh trên thế giới, và giúp đỡ những người nhập cư nhanh chóng khắc phục mọi khó khăn để ổn định cuộc sống.
Ban tổ chức hội nghị cho biết cho biết số người nhập cư trên phạm vi toàn cầu đã tăng mạnh, từ 175 triệu người năm 2000 lên tới mức chưa từng có, với 232 triệu người như hiện nay, chiếm 3,2% dân số toàn cầu.
Trong những năm gần đây, tuy số người nhập cư phát triển mạnh nhất ở châu Á, song nơi có nhiều người nhập cư sinh sống nhất vẫn là Hoa Kỳ. Có một thực tế là đa số những người nhập cư là công dân các quốc gia đang phát triển, song điều đó không có nghĩa là họ chỉ đến các nước, các khu vực giàu có để tìm nơi sinh sống. Bằng chứng là ở châu Á hiện có 71 triệu người nhập cư sinh sống, ngang bằng với châu Âu và hai châu lục này đang là nơi trú ngụ của gần 2/3 tổng số người nhập cư toàn cầu.
Hoa Kỳ, Nga, Đức và Arập Xêút nằm trong số 10 quốc gia có nhiều người nhập cư sinh sống nhất, còn biên giới giữa Mexico và Hoa Kỳ là nơi có lượng chu chuyển người nhập cư cao nhất thế giới.
Trước thềm hội nghị này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã có bài phát biểu, kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua những chính sách cụ thể để giúp đỡ người nhập cư, giúp họ hòa nhập cộng đồng và có công ăn, việc làm, bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình, và được thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản của con người./.
Theo Ban Thư ký Liên hợp quốc, hội nghị này được tổ chức nhằm thảo luận về thực trạng của dân nhập cư, tìm kiếm những biện pháp thiết thực và hiệu quả để tăng cường sự hợp tác quốc tế trong vấn đề nhập cư, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tình trạng di dân đang có xu hướng phát triển nhanh trên thế giới, và giúp đỡ những người nhập cư nhanh chóng khắc phục mọi khó khăn để ổn định cuộc sống.
Ban tổ chức hội nghị cho biết cho biết số người nhập cư trên phạm vi toàn cầu đã tăng mạnh, từ 175 triệu người năm 2000 lên tới mức chưa từng có, với 232 triệu người như hiện nay, chiếm 3,2% dân số toàn cầu.
Trong những năm gần đây, tuy số người nhập cư phát triển mạnh nhất ở châu Á, song nơi có nhiều người nhập cư sinh sống nhất vẫn là Hoa Kỳ. Có một thực tế là đa số những người nhập cư là công dân các quốc gia đang phát triển, song điều đó không có nghĩa là họ chỉ đến các nước, các khu vực giàu có để tìm nơi sinh sống. Bằng chứng là ở châu Á hiện có 71 triệu người nhập cư sinh sống, ngang bằng với châu Âu và hai châu lục này đang là nơi trú ngụ của gần 2/3 tổng số người nhập cư toàn cầu.
Hoa Kỳ, Nga, Đức và Arập Xêút nằm trong số 10 quốc gia có nhiều người nhập cư sinh sống nhất, còn biên giới giữa Mexico và Hoa Kỳ là nơi có lượng chu chuyển người nhập cư cao nhất thế giới.
Trước thềm hội nghị này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã có bài phát biểu, kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua những chính sách cụ thể để giúp đỡ người nhập cư, giúp họ hòa nhập cộng đồng và có công ăn, việc làm, bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình, và được thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản của con người./.
Phạm Phú Phúc/New York (Vietnam+)