Ngày 27/1, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 20 đã khai mạc tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia với chương trình nghị sự tập trung thảo luận các vấn đề nổi bật mà châu lục này đang phải đối mặt.
Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi, Chủ tịch AU, đã chính thức tuyên bố khai mạc hội nghị với chủ đề "Chủ nghĩa Liên châu Phi và Phục hưng châu Phi."
Hội nghị có sự tham dự của 36 nhà lãnh đạo đứng đầu nhà nước và chính phủ các quốc gia châu Phi. Những vấn đề được tập trung thảo luận là cách thức giải quyết các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở CHDC Congo, Cộng hòa Trung Phi, Mali, Sudan, Nam Sudan và Somalia.
Chủ tịch ủy ban AU Nkosazana Dlamini-Zuma cho rằng cần nhấn mạnh sự cần thiết của hòa bình và an ninh, vì không có những điều này, không quốc gia hay khu vực nào có thể hy vọng đạt được sự thịnh vượng. Tình trạng giao tranh ở Mali được đặc biệt quan tâm tại hội nghị thượng đỉnh AU năm nay.
Trước đó, tại một hội nghị an ninh ngày 25/1, AU đã nhất trí tăng cường lực lượng can thiệp của châu Phi tại Mali (AFISMA) và đề nghị các nước thành viên trong vòng một tuần đưa ra cam kết đóng góp quân.
Bên cạnh đó, vấn đề chuyển dịch kinh tế cũng được đặc biệt quan tâm. Chủ tịch ủy ban AU Giuma nhận xét châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, là yếu tố quan trọng trong sự điều chỉnh công nghiệp hóa.
Phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị ngày 27/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các quốc gia châu Phi nỗ lực hơn nữa trong việc trao quyền hạn, trách nhiệm cho thanh niên và nữ giới, khuyến khích các lực lượng này trở thành động lực cho hòa bình và phát triển kinh tế.
Ông Ban Ki-moon nhận xét so với các châu lục khác, châu Phi có tỷ lệ cao nhất về dân số trẻ và chính sách như vậy sẽ giúp tạo dựng sự công bằng kinh tế, điều quan trọng để giúp châu lục này duy trì hòa bình và thịnh vượng.
Hội nghị kéo dài hai ngày này cũng sẽ lựa chọn chủ tịch mới của AU thay chủ tịch mãn nhiệm là Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi./.
Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi, Chủ tịch AU, đã chính thức tuyên bố khai mạc hội nghị với chủ đề "Chủ nghĩa Liên châu Phi và Phục hưng châu Phi."
Hội nghị có sự tham dự của 36 nhà lãnh đạo đứng đầu nhà nước và chính phủ các quốc gia châu Phi. Những vấn đề được tập trung thảo luận là cách thức giải quyết các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở CHDC Congo, Cộng hòa Trung Phi, Mali, Sudan, Nam Sudan và Somalia.
Chủ tịch ủy ban AU Nkosazana Dlamini-Zuma cho rằng cần nhấn mạnh sự cần thiết của hòa bình và an ninh, vì không có những điều này, không quốc gia hay khu vực nào có thể hy vọng đạt được sự thịnh vượng. Tình trạng giao tranh ở Mali được đặc biệt quan tâm tại hội nghị thượng đỉnh AU năm nay.
Trước đó, tại một hội nghị an ninh ngày 25/1, AU đã nhất trí tăng cường lực lượng can thiệp của châu Phi tại Mali (AFISMA) và đề nghị các nước thành viên trong vòng một tuần đưa ra cam kết đóng góp quân.
Bên cạnh đó, vấn đề chuyển dịch kinh tế cũng được đặc biệt quan tâm. Chủ tịch ủy ban AU Giuma nhận xét châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, là yếu tố quan trọng trong sự điều chỉnh công nghiệp hóa.
Phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị ngày 27/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các quốc gia châu Phi nỗ lực hơn nữa trong việc trao quyền hạn, trách nhiệm cho thanh niên và nữ giới, khuyến khích các lực lượng này trở thành động lực cho hòa bình và phát triển kinh tế.
Ông Ban Ki-moon nhận xét so với các châu lục khác, châu Phi có tỷ lệ cao nhất về dân số trẻ và chính sách như vậy sẽ giúp tạo dựng sự công bằng kinh tế, điều quan trọng để giúp châu lục này duy trì hòa bình và thịnh vượng.
Hội nghị kéo dài hai ngày này cũng sẽ lựa chọn chủ tịch mới của AU thay chủ tịch mãn nhiệm là Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi./.
(TTXVN)