Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đã khai mạc tối 26/6 tại thành phố Toronto của Canada với trọng tâm thảo luận các chính sách có thể thực hiện nhằm thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thập kỷ 30 của thế kỷ trước, đồng thời giải quyết những căn nguyên gốc rễ của cuộc khủng hoảng.
Dự kiến, những chủ đề chính sẽ được thảo luận tại hội nghị là bảo đảm sự hồi phục và lập lại cân bằng tài chính công, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, củng cố các định chế tài chính quốc tế, tự do hóa thương mại và đầu tư cũng như việc thực thi những cam kết từ các hội nghị thượng đỉnh G-20 trước đó.
Diễn ra trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang loay hoay tìm cách kiềm chế khoản nợ công vốn đã phình to do các chương trình giải cứu kinh tế và ngăn chặn sự sụp đổ của các ngân hàng, các nhà lãnh đạo G-20 đang tìm cách đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc rộng lớn hơn nhằm giảm một nửa thâm hụt ngân sách trong vòng 3 năm tới và đưa ra những quy định nghiêm ngặt hơn về hoạt động ngân hàng.
Giới phân tích nhận định do tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra không đồng đều, với châu Á đang dẫn đầu, Mỹ tiến những bước khó nhọc, còn châu Âu đang tụt lại phía sau, Hội nghị thượng đỉnh G-20 sẽ khó đạt được một giải pháp phù hợp với tất cả các bên.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng tất cả các nước đều phải hành động để củng cố các triển vọng tăng trưởng, điều đó đòi hỏi mỗi nước khác nhau phải có chiến lược khác nhau vì các nước đều đang thoát dần khỏi khủng hoảng với tốc độ khác nhau.
Bên lề hội nghị đã diễn ra hàng loạt cuộc gặp song phương giữa các nhà lãnh đạo.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm Mỹ và thời điểm chuyến thăm sẽ được ấn định sau.
Tổng thống Obama cũng đã có cuộc gặp người đồng cấp Hàn Quốc Lee Myung-Bak và cam kết hoàn tất thỏa thuận tự do thương mại giữa hai nước.
Cuộc gặp giữa ông Obama và Thủ tướng Anh David Cameron cũng đạt được sự đồng thuận trong việc giải quyết một số vấn đề tồn đọng giữa hai nước.
Trong khi đó, tại cuộc gặp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trước thềm hội nghị, tân Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho rằng Nhật Bản và Nga cần "củng cố sự hợp tác trong bối cảnh môi trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng."
Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các điều kiện để thúc đẩy quan hệ Nhật-Nga hiện đã tốt hơn, bao gồm cả việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.
Bất chấp kế hoạch bảo vệ an ninh nghiêm ngặt và tốn kém gần 1 tỷ USD của nước chủ nhà, khoảng 10.000 người đã tiến hành biểu tình trong ngày khai mạc hội nghị.
Những người biểu tình đã đốt cháy nhiều ôtô, trong đó có cả xe của cảnh sát, và đập vỡ nhiều cửa kính trên các đường phố gần nơi diễn ra hội nghị. Cảnh sát đã bắt giữ 130 người gây rối./.
Dự kiến, những chủ đề chính sẽ được thảo luận tại hội nghị là bảo đảm sự hồi phục và lập lại cân bằng tài chính công, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, củng cố các định chế tài chính quốc tế, tự do hóa thương mại và đầu tư cũng như việc thực thi những cam kết từ các hội nghị thượng đỉnh G-20 trước đó.
Diễn ra trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang loay hoay tìm cách kiềm chế khoản nợ công vốn đã phình to do các chương trình giải cứu kinh tế và ngăn chặn sự sụp đổ của các ngân hàng, các nhà lãnh đạo G-20 đang tìm cách đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc rộng lớn hơn nhằm giảm một nửa thâm hụt ngân sách trong vòng 3 năm tới và đưa ra những quy định nghiêm ngặt hơn về hoạt động ngân hàng.
Giới phân tích nhận định do tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra không đồng đều, với châu Á đang dẫn đầu, Mỹ tiến những bước khó nhọc, còn châu Âu đang tụt lại phía sau, Hội nghị thượng đỉnh G-20 sẽ khó đạt được một giải pháp phù hợp với tất cả các bên.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng tất cả các nước đều phải hành động để củng cố các triển vọng tăng trưởng, điều đó đòi hỏi mỗi nước khác nhau phải có chiến lược khác nhau vì các nước đều đang thoát dần khỏi khủng hoảng với tốc độ khác nhau.
Bên lề hội nghị đã diễn ra hàng loạt cuộc gặp song phương giữa các nhà lãnh đạo.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm Mỹ và thời điểm chuyến thăm sẽ được ấn định sau.
Tổng thống Obama cũng đã có cuộc gặp người đồng cấp Hàn Quốc Lee Myung-Bak và cam kết hoàn tất thỏa thuận tự do thương mại giữa hai nước.
Cuộc gặp giữa ông Obama và Thủ tướng Anh David Cameron cũng đạt được sự đồng thuận trong việc giải quyết một số vấn đề tồn đọng giữa hai nước.
Trong khi đó, tại cuộc gặp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trước thềm hội nghị, tân Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho rằng Nhật Bản và Nga cần "củng cố sự hợp tác trong bối cảnh môi trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng."
Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các điều kiện để thúc đẩy quan hệ Nhật-Nga hiện đã tốt hơn, bao gồm cả việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.
Bất chấp kế hoạch bảo vệ an ninh nghiêm ngặt và tốn kém gần 1 tỷ USD của nước chủ nhà, khoảng 10.000 người đã tiến hành biểu tình trong ngày khai mạc hội nghị.
Những người biểu tình đã đốt cháy nhiều ôtô, trong đó có cả xe của cảnh sát, và đập vỡ nhiều cửa kính trên các đường phố gần nơi diễn ra hội nghị. Cảnh sát đã bắt giữ 130 người gây rối./.
(TTXVN/Vietnam+)