Sáng 16/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa lãnh đạo các nước BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Brasilia của Brazil.
Hội nghị được tổ chức sớm hơn một ngày và rút ngắn thời gian so với dự kiến để Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trở về nước giải quyết các vấn đề sau trận động đất kinh hoàng 7,1 độ Richter ở tỉnh Thanh Hải.
Hội nghị thượng đỉnh BRIC lần thứ hai này chủ yếu tập trung vào các vấn đề tài chính như tình hình kinh tế thế giới, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), cải cách các tổ chức tài chính toàn cầu, biến đổi khí hậu, đối thoại và hợp tác giữa bốn nước thành viên. Ngoài ra, hội nghị cũng bàn các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.
Là những nền kinh tế mới nổi quan trọng, các nước BRIC chiếm hơn 40% dân số và 16% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới. Các nước này hiện đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới và thu hút sự chú ý của trong cộng đồng quốc tế.
Lần thứ hai nhóm họp kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên hồi tháng 6/2009 tại Nga, các nhà lãnh đạo gồm Tổng thống nước chủ nhà Luiz I.Lula da Silva, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Nga Dmitri Medvedev và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nhất trí phối hợp hành động hiệu quả hơn nữa giữa các nền kinh tế mới nổi.
Tổng thống Brazil tuyên bố Hội nghị BRIC tìm kiếm những cách thức giải quyết tình trạng toàn cầu hóa không cân xứng, trong khi Điện Kremlin nhận định hội nghị sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các nước thành viên trên trường quốc tế.
Trong khi đó, giới quan sát cho rằng mục tiêu của nhóm là lôi kéo các nền kinh tế phát triển tiến hành cải cách các thế chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, nhằm giúp BRIC có tiếng nói quan trọng hơn trong các tổ chức tài chính đa phương này.
Vấn đề hạt nhân Iran cũng là một trọng tâm của chương trình nghị sự trong bối cảnh các nước phương Tây đang gia tăng sức ép với Trung Quốc và Brazil về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Tehran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Tổng thống Lula da Silva, vốn phản đối trừng phạt Iran và chủ trương đối thoại, cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ thống nhất quan điểm với Brazil cho rằng lệnh trừng phạt Iran sẽ "không có hiệu quả."
Ngoại trưởng Brazil Celso Amorim nhấn mạnh lập trường của Brasilia cũng như của Bắc Kinh và New Dehli là tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt Tehran còn gây tranh cãi và cần phải xem xét lại./.
Hội nghị được tổ chức sớm hơn một ngày và rút ngắn thời gian so với dự kiến để Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trở về nước giải quyết các vấn đề sau trận động đất kinh hoàng 7,1 độ Richter ở tỉnh Thanh Hải.
Hội nghị thượng đỉnh BRIC lần thứ hai này chủ yếu tập trung vào các vấn đề tài chính như tình hình kinh tế thế giới, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), cải cách các tổ chức tài chính toàn cầu, biến đổi khí hậu, đối thoại và hợp tác giữa bốn nước thành viên. Ngoài ra, hội nghị cũng bàn các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.
Là những nền kinh tế mới nổi quan trọng, các nước BRIC chiếm hơn 40% dân số và 16% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới. Các nước này hiện đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới và thu hút sự chú ý của trong cộng đồng quốc tế.
Lần thứ hai nhóm họp kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên hồi tháng 6/2009 tại Nga, các nhà lãnh đạo gồm Tổng thống nước chủ nhà Luiz I.Lula da Silva, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Nga Dmitri Medvedev và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nhất trí phối hợp hành động hiệu quả hơn nữa giữa các nền kinh tế mới nổi.
Tổng thống Brazil tuyên bố Hội nghị BRIC tìm kiếm những cách thức giải quyết tình trạng toàn cầu hóa không cân xứng, trong khi Điện Kremlin nhận định hội nghị sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các nước thành viên trên trường quốc tế.
Trong khi đó, giới quan sát cho rằng mục tiêu của nhóm là lôi kéo các nền kinh tế phát triển tiến hành cải cách các thế chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, nhằm giúp BRIC có tiếng nói quan trọng hơn trong các tổ chức tài chính đa phương này.
Vấn đề hạt nhân Iran cũng là một trọng tâm của chương trình nghị sự trong bối cảnh các nước phương Tây đang gia tăng sức ép với Trung Quốc và Brazil về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Tehran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Tổng thống Lula da Silva, vốn phản đối trừng phạt Iran và chủ trương đối thoại, cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ thống nhất quan điểm với Brazil cho rằng lệnh trừng phạt Iran sẽ "không có hiệu quả."
Ngoại trưởng Brazil Celso Amorim nhấn mạnh lập trường của Brasilia cũng như của Bắc Kinh và New Dehli là tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt Tehran còn gây tranh cãi và cần phải xem xét lại./.
(TTXVN/Vietnam+)