Ngày 5/12, Hội nghị quốc tế bàn về tương lai của Afghanistan đã khai mạc tại thành phố Bonn (Đức) với sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu đến từ 85 nước trên thế giới.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Ngoại trưởng Đức Guido Westervelle cho rằng mục tiêu của hội nghị này sẽ đặt nền móng cho một đất nước Afghanistan tự do, an ninh và thịnh vượng, đồng thời cam kết cộng đồng quốc tế sẽ không bỏ rơi đất nước này sau khi các binh sĩ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) rút khỏi Afghanistan vào năm 2014.
Ông nói: "Chúng tôi gửi tới người dân Afghanistan bức thông điệp rõ ràng rằng: Chúng tôi sẽ không để các bạn cô độc, các bạn sẽ không bị bỏ rơi. Afghanistan và người dân nước này cần một cam kết rõ ràng và tin cậy về sự can dự lâu dài trong thập niên tới, sau năm 2014". Ông lưu ý đã có "những thất bại" trong thập niên NATO hiện diện ở Afghanistan và thế giới đã rút ra bài học rằng không có một "giải pháp quân sự" cho Afghanistan.
Ngoại trưởng Westervelle cho biết 10 năm sau vụ tấn công 11/9 vào Mỹ, thế giới mong đợi một Afghanistan ổn định và hoà bình mà không tạo ra mối đe dọa cho thế giới. Theo ông, để đảm bảo việc chuyển giao chủ quyền cho người Afghanistan vào năm 2014 là "không thể đảo ngược," chính quyền Kabul "phải chú trọng tăng cường quản lý công, củng cố quy định luật pháp và chống tham nhũng."
Ông Westervelle cho rằng hội nghị này sẽ gửi đi một thông điệp bảo đảm sự ủng hộ về chính trị của thế giới đối với tiến trình hòa giải ở Afghanistan. Bất chấp những khó khăn hiện nay, hòa giải vẫn là con đường để đạt tới một nền hoà bình bền vững.
Trong phát biểu của mình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng việc Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai chủ trì hội nghị quốc tế này là một tín hiệu quan trọng về thành công của những nỗ lực nhằm ổn định tình hình đất nước Nam Á này.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Mỹ sẽ chấm dứt việc phong toả hàng trăm triệu USD trong các quỹ phát triển dành cho Afghanistan. Bà Clinton nói: "Mỹ sẽ cùng với các đối tác khác nối lại việc giải ngân cho Quỹ ủy thác tái thiết Afghanistan"./.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Ngoại trưởng Đức Guido Westervelle cho rằng mục tiêu của hội nghị này sẽ đặt nền móng cho một đất nước Afghanistan tự do, an ninh và thịnh vượng, đồng thời cam kết cộng đồng quốc tế sẽ không bỏ rơi đất nước này sau khi các binh sĩ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) rút khỏi Afghanistan vào năm 2014.
Ông nói: "Chúng tôi gửi tới người dân Afghanistan bức thông điệp rõ ràng rằng: Chúng tôi sẽ không để các bạn cô độc, các bạn sẽ không bị bỏ rơi. Afghanistan và người dân nước này cần một cam kết rõ ràng và tin cậy về sự can dự lâu dài trong thập niên tới, sau năm 2014". Ông lưu ý đã có "những thất bại" trong thập niên NATO hiện diện ở Afghanistan và thế giới đã rút ra bài học rằng không có một "giải pháp quân sự" cho Afghanistan.
Ngoại trưởng Westervelle cho biết 10 năm sau vụ tấn công 11/9 vào Mỹ, thế giới mong đợi một Afghanistan ổn định và hoà bình mà không tạo ra mối đe dọa cho thế giới. Theo ông, để đảm bảo việc chuyển giao chủ quyền cho người Afghanistan vào năm 2014 là "không thể đảo ngược," chính quyền Kabul "phải chú trọng tăng cường quản lý công, củng cố quy định luật pháp và chống tham nhũng."
Ông Westervelle cho rằng hội nghị này sẽ gửi đi một thông điệp bảo đảm sự ủng hộ về chính trị của thế giới đối với tiến trình hòa giải ở Afghanistan. Bất chấp những khó khăn hiện nay, hòa giải vẫn là con đường để đạt tới một nền hoà bình bền vững.
Trong phát biểu của mình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng việc Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai chủ trì hội nghị quốc tế này là một tín hiệu quan trọng về thành công của những nỗ lực nhằm ổn định tình hình đất nước Nam Á này.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Mỹ sẽ chấm dứt việc phong toả hàng trăm triệu USD trong các quỹ phát triển dành cho Afghanistan. Bà Clinton nói: "Mỹ sẽ cùng với các đối tác khác nối lại việc giải ngân cho Quỹ ủy thác tái thiết Afghanistan"./.
(TTXVN/Vietnam+)