Ngày 29/11, Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 16 (COP-16) đã khai mạc tại thành phố biển Cancun của Mexico.
Hội nghị thu hút khoảng 25.000 đại biểu thuộc các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên cứu đến từ 194 nước tham gia Công ước khung Liên hợp quốc (UNFCCC) tham dự COP-16 nhằm tiếp tục tìm kiếm những tiến bộ trong việc đưa ra thỏa thuận cụ thể nhằm đối phó với hiện tượng ấm lên của Trái Đất.
Hội nghị này được coi là bước đi quan trọng tiếp theo của cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán Lộ trình Bali nhất là sau khi Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 15 tại Copenhagen, Đan Mạch không đạt được một hiệp ước mang tính ràng buộc về pháp lý. Vì vậy, dù cơ hội khá mong manh, song các đại biểu tham dự COP-16 đều đặt quyết tâm đạt được một hiệp ước mang tính ràng buộc về pháp lý nhằm thay thế Nghị định thư Kyoto, sẽ hết hiệu lực vào năm 2012.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Felipe Calderon khẳng định hoạt động của con người là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, do đó, thế giới cần phản ứng có trách nhiệm trước tình trạng trên. Song ông cũng cho rằng không nên quá mong đợi vào những quyết định toàn cầu và sự đột phá.
Theo ông Calderon, đã đến lúc cần đạt những kết quả cụ thể, xúc tiến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Một trong những việc phải bàn tại hội nghị này là sự hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển và chuyển giao công nghệ sạch cho những quốc gia này.
Tổng Thư ký UNFCCC, bà Christiana Figueres, cho rằng bài học thất bại tại hội nghị năm ngoái cho thấy dường như thế giới sẽ không có "giải pháp nhiệm màu" cho việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Do vậy, tiến trình đàm phán sẽ phải được tiến hành từng bước, xây dựng từng thỏa thuận nối tiếp nhau.
Cancun sẽ phải là nơi liên kết các quốc gia và gây sức ép buộc các nước lớn, trong đó có Trung Quốc và Mỹ - hai nước được cho là có lượng phát thải khí gây ô nhiễm hàng đầu thế giới, phải cố gắng giảm thiểu lượng điôxít cácbon (CO2).
Chỉ riêng hai nước lớn này đã thải ra đến 40% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Nếu không có biện pháp ngăn chặn lượng khí thải CO2, trong tương lai, tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn thế giới sẽ giảm từ 5% đến 15% mỗi năm.
Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 10/12./.
Hội nghị thu hút khoảng 25.000 đại biểu thuộc các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên cứu đến từ 194 nước tham gia Công ước khung Liên hợp quốc (UNFCCC) tham dự COP-16 nhằm tiếp tục tìm kiếm những tiến bộ trong việc đưa ra thỏa thuận cụ thể nhằm đối phó với hiện tượng ấm lên của Trái Đất.
Hội nghị này được coi là bước đi quan trọng tiếp theo của cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán Lộ trình Bali nhất là sau khi Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 15 tại Copenhagen, Đan Mạch không đạt được một hiệp ước mang tính ràng buộc về pháp lý. Vì vậy, dù cơ hội khá mong manh, song các đại biểu tham dự COP-16 đều đặt quyết tâm đạt được một hiệp ước mang tính ràng buộc về pháp lý nhằm thay thế Nghị định thư Kyoto, sẽ hết hiệu lực vào năm 2012.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Felipe Calderon khẳng định hoạt động của con người là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, do đó, thế giới cần phản ứng có trách nhiệm trước tình trạng trên. Song ông cũng cho rằng không nên quá mong đợi vào những quyết định toàn cầu và sự đột phá.
Theo ông Calderon, đã đến lúc cần đạt những kết quả cụ thể, xúc tiến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Một trong những việc phải bàn tại hội nghị này là sự hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển và chuyển giao công nghệ sạch cho những quốc gia này.
Tổng Thư ký UNFCCC, bà Christiana Figueres, cho rằng bài học thất bại tại hội nghị năm ngoái cho thấy dường như thế giới sẽ không có "giải pháp nhiệm màu" cho việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Do vậy, tiến trình đàm phán sẽ phải được tiến hành từng bước, xây dựng từng thỏa thuận nối tiếp nhau.
Cancun sẽ phải là nơi liên kết các quốc gia và gây sức ép buộc các nước lớn, trong đó có Trung Quốc và Mỹ - hai nước được cho là có lượng phát thải khí gây ô nhiễm hàng đầu thế giới, phải cố gắng giảm thiểu lượng điôxít cácbon (CO2).
Chỉ riêng hai nước lớn này đã thải ra đến 40% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Nếu không có biện pháp ngăn chặn lượng khí thải CO2, trong tương lai, tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn thế giới sẽ giảm từ 5% đến 15% mỗi năm.
Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 10/12./.
(TTXVN/Vietnam+)