Chiều 15/12 (đêm cùng ngày ở Việt Nam), Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã chính thức khai mạc tại trung tâm Bella ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch.
Hội nghị khai mạc với những lời kêu gọi mạnh mẽ dành cho các nhà lãnh đạo thế giới về việc gạt bỏ những bất đồng để ký kết một thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu "công bằng, tham vọng và toàn diện".
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon; người đứng đầu Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu Yvo de Boer; Thủ tướng nước chủ nhà Lars Lokke Rasmussen, Thái tử xứ Wales và giáo sư Wangari Maathai, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2004, đã phát biểu khai mạc.
Tại buổi lễ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các đại biểu "mở ra tương lai mới" cho Trái Đất bằng cách ký kết một thỏa thuận "công bằng, tham vọng và toàn diện" liên quan đến tất cả các nước.
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc, thỏa thuận này phải đảm bảo mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giữ nhiệt độ Trái Đất không vượt quá 2 độ C, bảo vệ những nước bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực thích ứng với những tác động không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu và mở ra kỷ nguyên mới cho tăng trưởng xanh và phát triển sạch.
Theo ông Ban Kimun, với sự tham dự của hơn 130 nguyên thủ quốc gia cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các thành phần xã hội trên thế giới, từ các nhà kinh doanh, tổ chức dân sự, tổ chức tôn giáo đến giới trẻ, đây là cơ hội thực sự để thay đổi lịch sử trong hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh để làm được điều này, các nước phát triển phải đưa ra mục tiêu cắt giảm khí thải trung hạn mạnh mẽ hơn, trong khi các nước đang phát triển cũng phải hành động để hạn chế tốc độ tăng khí thải ở "dưới mức bình thường".
Ngoài ra, các nước cũng phải đạt được thỏa thuận thích ứng gồm các nguyên tắc chung; sự nhất trí trong lĩnh vực hỗ trợ tài chính, công nghệ và đưa ra cơ chế quản lý hợp lý, minh mạch với sự tham gia của tất cả các bên.
Liên quan đến Quỹ khởi động Copenhagen trị giá 10 tỷ USD mỗi năm và kéo dài trong 3 năm (2010-2012) để giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng tuy số tiền này không thể giúp giải quyết mọi vấn đề, nhưng là sự khởi đầu tốt cho những nỗ lực cải thiện môi trường, giảm phá rừng và hạn chế tốc độ phát thải khí trong khí quyển.
Người đứng đầu Công ước khung, Yvo de Boer cho rằng mặc dù trong những ngày qua, tiến trình đàm phán đã đạt được một số tiến triển, nhưng vẫn chưa đủ để đảm bảo thành công cho hội nghị. Ông hối thúc các nhà lãnh đạo và đại biểu các nước giải quyết những bất đồng còn tồn đọng, đưa ra kết quả tham vọng theo tinh thần của Công ước khung và Nghị định thư nhằm tạo cơ sở cho những hành động trong tương lai.
Hội nghị cấp cao khai mạc trong bối cảnh giữa các bên vẫn tồn tại khoảng cách rất lớn về mục tiêu cắt giảm khí thải cũng như trách nhiệm của các nước phát triển trong việc hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo thông tin mới nhất, tới trước giờ khai mạc, các nước đang phát triển vẫn giữ quan điểm duy trì thực hiện Nghị định thư Kyoto với những điều khoản sửa đổi và kèm theo một thỏa thuận riêng quy định trách nhiệm của các nước đang phát triển.
Trong khi đó, các nước phát triển ủng hộ "xóa bỏ" Nghị định thư để thay bằng một thỏa thuận mới quy định nghĩa vụ cắt giảm khí thải của cả các nước phát triển và các nước đang phát triển mới nổi. Các nước này lo ngại Nghị định thư Kyoto mới (sửa đổi) sẽ không ràng buộc trách nhiệm cắt giảm khí thải của Mỹ và một số nền kinh tế có lượng khí thải lớn khác./.
Hội nghị khai mạc với những lời kêu gọi mạnh mẽ dành cho các nhà lãnh đạo thế giới về việc gạt bỏ những bất đồng để ký kết một thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu "công bằng, tham vọng và toàn diện".
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon; người đứng đầu Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu Yvo de Boer; Thủ tướng nước chủ nhà Lars Lokke Rasmussen, Thái tử xứ Wales và giáo sư Wangari Maathai, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2004, đã phát biểu khai mạc.
Tại buổi lễ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các đại biểu "mở ra tương lai mới" cho Trái Đất bằng cách ký kết một thỏa thuận "công bằng, tham vọng và toàn diện" liên quan đến tất cả các nước.
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc, thỏa thuận này phải đảm bảo mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giữ nhiệt độ Trái Đất không vượt quá 2 độ C, bảo vệ những nước bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực thích ứng với những tác động không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu và mở ra kỷ nguyên mới cho tăng trưởng xanh và phát triển sạch.
Theo ông Ban Kimun, với sự tham dự của hơn 130 nguyên thủ quốc gia cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các thành phần xã hội trên thế giới, từ các nhà kinh doanh, tổ chức dân sự, tổ chức tôn giáo đến giới trẻ, đây là cơ hội thực sự để thay đổi lịch sử trong hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh để làm được điều này, các nước phát triển phải đưa ra mục tiêu cắt giảm khí thải trung hạn mạnh mẽ hơn, trong khi các nước đang phát triển cũng phải hành động để hạn chế tốc độ tăng khí thải ở "dưới mức bình thường".
Ngoài ra, các nước cũng phải đạt được thỏa thuận thích ứng gồm các nguyên tắc chung; sự nhất trí trong lĩnh vực hỗ trợ tài chính, công nghệ và đưa ra cơ chế quản lý hợp lý, minh mạch với sự tham gia của tất cả các bên.
Liên quan đến Quỹ khởi động Copenhagen trị giá 10 tỷ USD mỗi năm và kéo dài trong 3 năm (2010-2012) để giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng tuy số tiền này không thể giúp giải quyết mọi vấn đề, nhưng là sự khởi đầu tốt cho những nỗ lực cải thiện môi trường, giảm phá rừng và hạn chế tốc độ phát thải khí trong khí quyển.
Người đứng đầu Công ước khung, Yvo de Boer cho rằng mặc dù trong những ngày qua, tiến trình đàm phán đã đạt được một số tiến triển, nhưng vẫn chưa đủ để đảm bảo thành công cho hội nghị. Ông hối thúc các nhà lãnh đạo và đại biểu các nước giải quyết những bất đồng còn tồn đọng, đưa ra kết quả tham vọng theo tinh thần của Công ước khung và Nghị định thư nhằm tạo cơ sở cho những hành động trong tương lai.
Hội nghị cấp cao khai mạc trong bối cảnh giữa các bên vẫn tồn tại khoảng cách rất lớn về mục tiêu cắt giảm khí thải cũng như trách nhiệm của các nước phát triển trong việc hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo thông tin mới nhất, tới trước giờ khai mạc, các nước đang phát triển vẫn giữ quan điểm duy trì thực hiện Nghị định thư Kyoto với những điều khoản sửa đổi và kèm theo một thỏa thuận riêng quy định trách nhiệm của các nước đang phát triển.
Trong khi đó, các nước phát triển ủng hộ "xóa bỏ" Nghị định thư để thay bằng một thỏa thuận mới quy định nghĩa vụ cắt giảm khí thải của cả các nước phát triển và các nước đang phát triển mới nổi. Các nước này lo ngại Nghị định thư Kyoto mới (sửa đổi) sẽ không ràng buộc trách nhiệm cắt giảm khí thải của Mỹ và một số nền kinh tế có lượng khí thải lớn khác./.
(TTXVN/Vietnam+)