Ngày 24/9, Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc năm 2012 chính thức khai mạc tại thành phố Hải Phòng.
Đây là một trong những hoạt động định kỳ 3 năm một lần, nhằm thiết thực đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
220 giảng viên, giáo viên xuất sắc đang giảng dạy tại 140 cơ sở dạy nghề ở 55 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự hội giảng, với các nghề gồm hàn, cắt gọt kim loại, quản trị mạng máy tính, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính, công nghệ ôtô; lái xe ôtô và may thời trang.
Hội giảng khuyến khích giáo viên có bài giảng ở các ngành nghề đang phát triển mạnh, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại như công nghệ thông tin, cơ điện tử...
Phó giáo sư, tiến sĩ Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho biết, các bài giảng được đánh giá theo tiêu chí thống nhất, tập trung chủ yếu vào đánh giá công tác chuẩn bị hồ sơ, đồ dùng, thiết bị giảng dạy theo quy định; xác định sự tương thích giữa mục đích, yêu cầu với nội dung bài giảng; mức độ phù hợp giữa tiến trình diễn ra bài giảng với mục đích bài giảng; trình độ học sinh, khối lượng kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đưa ra trong một tiết giảng, bảo đảm độ chính xác, khoa học gắn với thực tiễn...
Hội giảng kéo dài đến ngày 30/9, là cơ hội cho đội ngũ giáo viên dạy nghề trên toàn quốc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện hệ thống phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, theo chiến lược phát triển dạy nghề.
Trong thời gian diễn ra hội giảng, Ban Tổ chức còn tổ chức một số hoạt động chuyên môn khác như trưng bày, triển lãm thiết bị dạy nghề của các doanh nghiệp; hội thảo Việt-Nhật về dạy học theo năng lực thực hiện; giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tổ chức tham quan du lịch./.
Đây là một trong những hoạt động định kỳ 3 năm một lần, nhằm thiết thực đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
220 giảng viên, giáo viên xuất sắc đang giảng dạy tại 140 cơ sở dạy nghề ở 55 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự hội giảng, với các nghề gồm hàn, cắt gọt kim loại, quản trị mạng máy tính, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính, công nghệ ôtô; lái xe ôtô và may thời trang.
Hội giảng khuyến khích giáo viên có bài giảng ở các ngành nghề đang phát triển mạnh, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại như công nghệ thông tin, cơ điện tử...
Phó giáo sư, tiến sĩ Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho biết, các bài giảng được đánh giá theo tiêu chí thống nhất, tập trung chủ yếu vào đánh giá công tác chuẩn bị hồ sơ, đồ dùng, thiết bị giảng dạy theo quy định; xác định sự tương thích giữa mục đích, yêu cầu với nội dung bài giảng; mức độ phù hợp giữa tiến trình diễn ra bài giảng với mục đích bài giảng; trình độ học sinh, khối lượng kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đưa ra trong một tiết giảng, bảo đảm độ chính xác, khoa học gắn với thực tiễn...
Hội giảng kéo dài đến ngày 30/9, là cơ hội cho đội ngũ giáo viên dạy nghề trên toàn quốc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện hệ thống phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, theo chiến lược phát triển dạy nghề.
Trong thời gian diễn ra hội giảng, Ban Tổ chức còn tổ chức một số hoạt động chuyên môn khác như trưng bày, triển lãm thiết bị dạy nghề của các doanh nghiệp; hội thảo Việt-Nhật về dạy học theo năng lực thực hiện; giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tổ chức tham quan du lịch./.
Đoàn Minh Huệ (TTXVN)