Tối 4/9, trên sân vận động Gò Đậu, lễ khai mạc Festival Gốm Sứ Việt Nam-Bình Dương 2010 với chủ đề "Gốm Sứ Việt Nam-Truyền thống-Bản sắc và Phát triển" đã được tổ chức trọng thể với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa được dàn dựng công phu, hoành tráng, ấn tượng.
Dự lễ có lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, các tỉnh thành, đại diện các sứ quán nước ngoài, các doanh nghiệp và các nghệ nhân của các làng nghề gồm sứ trong cả nước tham gia Festival.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Sơn đã dọc diễn văn khai mạc nêu rõ, nằm trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương và Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Festival Gốm Sứ Việt Nam-Bình Dương 2010 diễn ra trong thời gian từ 1/9 đến 8/9.
Trong quá trình phát triển của Nam Bộ, Bình Dương-Thủ Dầu Một nổi tiếng với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, đặc biệt sản phẩm gốm sứ đã chinh phục được trái tim của hàng triệu người trong cả nước và ngoài nước, đóng góp trên 70% kim ngạch xuất khẩu gốm sứ cả nước, góp phần cho tỉnh nhà trở thành trung tâm gốm sứ nổi tiếng trong khu vực ở quá khứ và hiện tại.
Festival tổ chức tại Bình Dương là sự kiện kinh tế, văn hóa, du lịch có quy mô mang tầm quốc gia nhằm tôn vinh, giới thiệu về gốm sứ, một trong những ngành nghề truyền thống nổi tiếng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đồng thời khẳng định vị trí, tiềm năng của nghề gốm sứ trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng Festival Gốm Sứ Việt Nam-Bình Dương 2010 còn là nơi hội tụ của các nghệ nhân, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và những người yêu thích, đam mê gốm sứ trong và ngoài nước nhằm tăng cường giao lưu, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu quốc gia, tìm kiếm đối tác và thiết lập thị trường sản xuất tiêu thụ các sản phẩm gốm sứ; góp phần tạo ra những sản phẩm văn hóa-du lịch-phục vụ nhân dân địa phương, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Trong dịp này, Ban tổ chức đã trao giấy Chứng nhận tôn vinh 33 nghệ nhân ngành gốm sứ tiêu biểu trong cả nước.
Trước lễ khai mạc, Ban tổ chức Festival đã tổ chức nhiều nội dung hoạt động như Triển lãm ảnh ngệ thuật "Gốm sứ và cuộc sống;" trưng bày các bộ sưu tập gốm cổ "Tinh hoa gốm Việt;" Hội chợ triển lãm "Gốm Sứ- thế giới sắc màu."
Trong các ngày tới, Festival tiếp tục tổ chức các hoạt động như các hoạt động xúc tiến thương mại của các làng nghề; xác lập kỷ lục gốm sứ Việt Nam, đặc biệt là Hội thảo khoa học về gốm sứ Việt Nam./.
Dự lễ có lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, các tỉnh thành, đại diện các sứ quán nước ngoài, các doanh nghiệp và các nghệ nhân của các làng nghề gồm sứ trong cả nước tham gia Festival.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Sơn đã dọc diễn văn khai mạc nêu rõ, nằm trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương và Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Festival Gốm Sứ Việt Nam-Bình Dương 2010 diễn ra trong thời gian từ 1/9 đến 8/9.
Trong quá trình phát triển của Nam Bộ, Bình Dương-Thủ Dầu Một nổi tiếng với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, đặc biệt sản phẩm gốm sứ đã chinh phục được trái tim của hàng triệu người trong cả nước và ngoài nước, đóng góp trên 70% kim ngạch xuất khẩu gốm sứ cả nước, góp phần cho tỉnh nhà trở thành trung tâm gốm sứ nổi tiếng trong khu vực ở quá khứ và hiện tại.
Festival tổ chức tại Bình Dương là sự kiện kinh tế, văn hóa, du lịch có quy mô mang tầm quốc gia nhằm tôn vinh, giới thiệu về gốm sứ, một trong những ngành nghề truyền thống nổi tiếng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đồng thời khẳng định vị trí, tiềm năng của nghề gốm sứ trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng Festival Gốm Sứ Việt Nam-Bình Dương 2010 còn là nơi hội tụ của các nghệ nhân, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và những người yêu thích, đam mê gốm sứ trong và ngoài nước nhằm tăng cường giao lưu, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu quốc gia, tìm kiếm đối tác và thiết lập thị trường sản xuất tiêu thụ các sản phẩm gốm sứ; góp phần tạo ra những sản phẩm văn hóa-du lịch-phục vụ nhân dân địa phương, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Trong dịp này, Ban tổ chức đã trao giấy Chứng nhận tôn vinh 33 nghệ nhân ngành gốm sứ tiêu biểu trong cả nước.
Trước lễ khai mạc, Ban tổ chức Festival đã tổ chức nhiều nội dung hoạt động như Triển lãm ảnh ngệ thuật "Gốm sứ và cuộc sống;" trưng bày các bộ sưu tập gốm cổ "Tinh hoa gốm Việt;" Hội chợ triển lãm "Gốm Sứ- thế giới sắc màu."
Trong các ngày tới, Festival tiếp tục tổ chức các hoạt động như các hoạt động xúc tiến thương mại của các làng nghề; xác lập kỷ lục gốm sứ Việt Nam, đặc biệt là Hội thảo khoa học về gốm sứ Việt Nam./.
Quách Lắm (TTXVN/Vietnam+)