Ngày 21/10, tại Hà Nội, Tuần diễn tập ứng phó thảm họa khẩn cấp khu vực ASEAN (ARDEX-13) đã chính thức khai mạc.
ARDEX-13 có sự tham gia của 10 quốc gia ASEAN, các quan sát viên đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ chức xã hội và các cơ quan, tổ chức quốc tế khác.
Tuần diễn tập ARDEX năm nay diễn ra từ ngày 21-24/10.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, thiên tai luôn là mối đe dọa làm chậm sự phát triển của nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam là một trong những khu vực chịu tác động nặng nề nhất. Những đợt thiên tai gần đây ngày càng diễn biến cực đoan, khó lường, đòi hỏi phải có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước, trước hết là trong cộng đồng ASEAN để ứng phó với những thảm họa thiên tai lớn.
Phó Thủ tướng đánh giá cao việc quản lý thiên tai ở cấp khu vực vẫn được ưu tiên cao trong các quốc gia ASEAN cũng như trong sự hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Đồng thời khẳng định Việt Nam luôn là một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng ASEAN trong việc thực hiện Hiệp định ASEAN về quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp (AADMER)
Diễn tập được trình diễn với kịch bản siêu bão “Neptune” đổ bộ vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam gây ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng đến hệ thống đê điều, làm hàng nghìn người chết và mất tích, hàng vạn người bị ảnh hưởng do nhà cửa bị sập đổ, lũ lụt chia cắt đang cần được hỗ trợ khẩn cấp.
Ở cấp độ chiến lược, diễn tập sẽ tập trung vào việc thực hành, đánh giá, rà soát các cơ chế để chia sẻ và trao đổi thông tin về thiên tai; yêu cầu đề xuất hỗ trợ; thực hiện đánh giá nhanh tình trạng khẩn cấp và tiếp nhận sự trợ giúp.
Ở cấp độ chiến thuật, diễn tập sẽ tập trung vào cứu hộ thiên tai và thực hiện cứu trợ do nước chủ nhà Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN tham gia.
Diễn tập cơ chế gồm diễn tập truyền thông nhằm thông tin cho Trung tâm Điều phối Hỗ trợ nhân đạo ASEAN (AHA) và các quốc gia thành viên ASEAN và yêu cầu hỗ trợ; diễn tập nhập cảnh (CIQ) để kiểm tra các thủ tục nhập cảnh cho người, các phương tiện tham gia cứu hộ, cứu trợ nhân; Các hội thảo chuyên đề nhằm thảo luận về hệ thống quản lý thiên tai của Việt Nam, cơ chế hoạt động của Trung tâm AHA, ...
Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn các nước ASEAN phối hợp diễn tập theo các kịch bản cụ thể và hỗ trợ y tế tại hiện trường.
Trong đó, diễn tập thực binh được tổ chức theo các kịch bản: sơ tán, cứu trợ nhân dân vùng ngập lụt; tìm kiếm cứu nạn trong công trình bị sập đổ; tìm kiếm cứu nạn trong sự cố hóa chất; bệnh viện dã chiến./.
ARDEX-13 có sự tham gia của 10 quốc gia ASEAN, các quan sát viên đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ chức xã hội và các cơ quan, tổ chức quốc tế khác.
Tuần diễn tập ARDEX năm nay diễn ra từ ngày 21-24/10.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, thiên tai luôn là mối đe dọa làm chậm sự phát triển của nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam là một trong những khu vực chịu tác động nặng nề nhất. Những đợt thiên tai gần đây ngày càng diễn biến cực đoan, khó lường, đòi hỏi phải có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước, trước hết là trong cộng đồng ASEAN để ứng phó với những thảm họa thiên tai lớn.
Phó Thủ tướng đánh giá cao việc quản lý thiên tai ở cấp khu vực vẫn được ưu tiên cao trong các quốc gia ASEAN cũng như trong sự hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Đồng thời khẳng định Việt Nam luôn là một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng ASEAN trong việc thực hiện Hiệp định ASEAN về quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp (AADMER)
Diễn tập được trình diễn với kịch bản siêu bão “Neptune” đổ bộ vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam gây ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng đến hệ thống đê điều, làm hàng nghìn người chết và mất tích, hàng vạn người bị ảnh hưởng do nhà cửa bị sập đổ, lũ lụt chia cắt đang cần được hỗ trợ khẩn cấp.
Ở cấp độ chiến lược, diễn tập sẽ tập trung vào việc thực hành, đánh giá, rà soát các cơ chế để chia sẻ và trao đổi thông tin về thiên tai; yêu cầu đề xuất hỗ trợ; thực hiện đánh giá nhanh tình trạng khẩn cấp và tiếp nhận sự trợ giúp.
Ở cấp độ chiến thuật, diễn tập sẽ tập trung vào cứu hộ thiên tai và thực hiện cứu trợ do nước chủ nhà Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN tham gia.
Diễn tập cơ chế gồm diễn tập truyền thông nhằm thông tin cho Trung tâm Điều phối Hỗ trợ nhân đạo ASEAN (AHA) và các quốc gia thành viên ASEAN và yêu cầu hỗ trợ; diễn tập nhập cảnh (CIQ) để kiểm tra các thủ tục nhập cảnh cho người, các phương tiện tham gia cứu hộ, cứu trợ nhân; Các hội thảo chuyên đề nhằm thảo luận về hệ thống quản lý thiên tai của Việt Nam, cơ chế hoạt động của Trung tâm AHA, ...
Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn các nước ASEAN phối hợp diễn tập theo các kịch bản cụ thể và hỗ trợ y tế tại hiện trường.
Trong đó, diễn tập thực binh được tổ chức theo các kịch bản: sơ tán, cứu trợ nhân dân vùng ngập lụt; tìm kiếm cứu nạn trong công trình bị sập đổ; tìm kiếm cứu nạn trong sự cố hóa chất; bệnh viện dã chiến./.
Thanh Tuấn (TTXVN)