Ngày 20/6, Diễn đàn kinh tế thế giới St. Petersburg lần thứ 17 (SPIEF-2013) đã khai mạc tại thủ đô phương Bắc của Nga bằng hội nghị thảo luận về vai trò của tầng lớp trung lưu trong nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Với chủ đề "Triển vọng kinh tế thế giới: Thời điểm của những hành động quyết định," diễn đàn kéo dài ba ngày này được xây dựng xung quanh bốn chủ đề chính với sự tham dự của khoảng 3.400 đại biểu, trong đó có 190 người đứng đầu các tập đoàn nước ngoài, 144 thành viên các đoàn chính thức đến từ 66 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng 428 người đứng đầu các tập đoàn, xí nghiệp của Nga.
Chủ đề đầu tiên tại SPIEF-2013 là "Nghị trình toàn cầu về tăng trưởng bền vững," trong đó thảo luận những yếu tố chính xác định sự phát triển của kinh tế thế giới, những biện pháp cần thực thi để tái cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng ổn định.
Theo truyền thống, một trong những chủ đề chính của diễn đàn sẽ là vai trò và vị thế của Nga trong nền kinh tế toàn cầu.
Một chủ đề khác của ngày đầu tiên là "Động lực mới" cho tăng trưởng toàn cầu, đề cập tới Indonesia, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, cũng như các nền kinh tế phát triển nhanh khác không nằm trong nhóm BRICS.
Đỉnh điểm trong phiên toàn thể sẽ là bài tham luận của Tổng thống Nga Vladimir Putin về tăng trưởng kinh tế ổn định trên toàn cầu. Trước đó, ông Putin đã bày tỏ quan điểm cho rằng việc tìm kiếm lời giải cho những thách thức phức tạp kinh tế thế giới phải đối mặt đòi hỏi một nỗ lực chung, sự thảo luận cởi mở và xây dựng.
Chủ đề thứ hai của diễn đàn là "Những xúc tác mới cho sự thay đổi," trong đó thảo luận khả năng sử dụng các công nghệ tiên tiến, cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội.
Trong khuôn khổ diễn đàn, theo truyền thống cũng tổ chức hội nghị các lãnh đạo của "Những cuộc thảo luận làm thay đổi thế giới," trong đó các chuyên gia hàng đầu về kinh doanh, tài chính, công nghệ và chính sách bày tỏ quan điểm của mình về tình hình kinh doanh trên thế giới.
Chương trình của diễn đàn còn bao gồm những chủ đề liên quan tới cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, tăng cường quản lý nợ công, thương mại, thúc đẩy đầu tư, tăng cường an ninh lương thực, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành năng lượng.
SPIEF-2013 diễn ra vào năm Nga đảm nhận chức chủ tịch luân phiên nhóm G20 nên trong khuôn khổ diễn đàn còn diễn ra các sự kiện "Thanh niên G20," "Thương mại G20" cũng như diễn đàn kinh doanh Nga-ASEAN.
SPIEF được xem là hội nghị "thượng đỉnh thường niên" của Nga và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), được gọi không chính thức là "Davos Nga."
Ngày 25/1/2007, SPIEF đã ký với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos bản ghi nhớ về sự tham gia của WEF vào SPIEF./.
Với chủ đề "Triển vọng kinh tế thế giới: Thời điểm của những hành động quyết định," diễn đàn kéo dài ba ngày này được xây dựng xung quanh bốn chủ đề chính với sự tham dự của khoảng 3.400 đại biểu, trong đó có 190 người đứng đầu các tập đoàn nước ngoài, 144 thành viên các đoàn chính thức đến từ 66 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng 428 người đứng đầu các tập đoàn, xí nghiệp của Nga.
Chủ đề đầu tiên tại SPIEF-2013 là "Nghị trình toàn cầu về tăng trưởng bền vững," trong đó thảo luận những yếu tố chính xác định sự phát triển của kinh tế thế giới, những biện pháp cần thực thi để tái cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng ổn định.
Theo truyền thống, một trong những chủ đề chính của diễn đàn sẽ là vai trò và vị thế của Nga trong nền kinh tế toàn cầu.
Một chủ đề khác của ngày đầu tiên là "Động lực mới" cho tăng trưởng toàn cầu, đề cập tới Indonesia, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, cũng như các nền kinh tế phát triển nhanh khác không nằm trong nhóm BRICS.
Đỉnh điểm trong phiên toàn thể sẽ là bài tham luận của Tổng thống Nga Vladimir Putin về tăng trưởng kinh tế ổn định trên toàn cầu. Trước đó, ông Putin đã bày tỏ quan điểm cho rằng việc tìm kiếm lời giải cho những thách thức phức tạp kinh tế thế giới phải đối mặt đòi hỏi một nỗ lực chung, sự thảo luận cởi mở và xây dựng.
Chủ đề thứ hai của diễn đàn là "Những xúc tác mới cho sự thay đổi," trong đó thảo luận khả năng sử dụng các công nghệ tiên tiến, cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội.
Trong khuôn khổ diễn đàn, theo truyền thống cũng tổ chức hội nghị các lãnh đạo của "Những cuộc thảo luận làm thay đổi thế giới," trong đó các chuyên gia hàng đầu về kinh doanh, tài chính, công nghệ và chính sách bày tỏ quan điểm của mình về tình hình kinh doanh trên thế giới.
Chương trình của diễn đàn còn bao gồm những chủ đề liên quan tới cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, tăng cường quản lý nợ công, thương mại, thúc đẩy đầu tư, tăng cường an ninh lương thực, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành năng lượng.
SPIEF-2013 diễn ra vào năm Nga đảm nhận chức chủ tịch luân phiên nhóm G20 nên trong khuôn khổ diễn đàn còn diễn ra các sự kiện "Thanh niên G20," "Thương mại G20" cũng như diễn đàn kinh doanh Nga-ASEAN.
SPIEF được xem là hội nghị "thượng đỉnh thường niên" của Nga và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), được gọi không chính thức là "Davos Nga."
Ngày 25/1/2007, SPIEF đã ký với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos bản ghi nhớ về sự tham gia của WEF vào SPIEF./.
(TTXVN)