Sáng 23/11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hơn 1.000 đại biểu gồm Chư tôn Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh; Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đại biểu các Ban-Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội; Ban Trị sự tỉnh, thành hội Phật giáo; đại biểu Tăng ni, Phật tử Việt Nam ở hải ngoại. Đây là những Tăng ni, Phật tử tiêu biểu được Đại hội các cấp Giáo hội suy cử dự Đại hội. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương đã tới dự và chúc mừng Đại hội. Đại hội còn có sự tham dự của đại diện các tổ chức tôn giáo trong nước; đoàn ngoại giao tại Hà Nội và một số chức sắc lãnh đạo Giáo hội Phật giáo các nước. Ngoài ra, khoảng 1.000 Phật tử các tỉnh, thành phố về chào mừng Đại hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại hội. Trước lễ khai mạc, chư tôn giáo phẩm và Tăng Ni, Phật tử đã trang nghiêm cử hành nghi lễ cầu nguyện tại Chánh điện Chùa Quán Sứ - Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chào Quốc kỳ, Đạo kỳ, niệm hồng danh Đức Phật do Đại lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ lễ. Trong diễn văn khai mạc, Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, với Chủ đề “Kế thừa – Ổn định – Phát triển”, Đại hội VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VI (2007-2012); hoạch định chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017); thông qua sửa đổi Hiến chương lần thứ V; suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử Hội đồng Trị sự và một số Phật sự quan trọng khác. Đại hội sẽ tiến hành tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phù hợp với giai đoạn phát triển mới, nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều hành Phật sự của Giáo hội để thực hiện thành công phương châm Đạo Pháp-Dân Tộc-Chủ nghĩa Xã hội. Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VI (2007-2012) cho thấy, trên cả nước đã thành lập 58/63 tỉnh, thành hội Phật giáo. Giáo hội đã thành lập mới 8 tỉnh hội Phật giáo; thành lập các hội Phật tử Việt Nam tại Séc, Ba Lan, Đức, Hungary, Ukraine, Nga... Những ngôi chùa Việt Nam đã có mặt tại tất cả các châu lục gồm châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và châu Úc. Hiện nay Giáo hội có hệ thống giáo dục đào tạo Tăng ni tương đối hoàn chỉnh ở tất cả các cấp đào tạo. Giáo hội đã phát huy văn hóa nghi lễ truyền thống vào công tác tổ chức các lễ hội Phật giáo, các sự kiện mang tầm quốc tế như Đại lễ Vesak Liên hợp quốc, Đại lễ kỷ niệm 700 năm ngày nhập diệt của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông; tổ chức thành công Đại hội Ni giới quốc tế Sakyaditta năm 2010 với sự tham dự của 30 quốc gia thành viên… Nhiệm kỳ qua, Giáo hội đã thành lập nhiều trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật; các trung tâm khám chữa bệnh, Tuệ tĩnh đường đông y và bệnh viện tây y. Tổng kết công tác từ thiện của nhiệm kỳ VI của tăng ni, tín đồ Phật tử đã làm từ thiện hàng ngàn tỷ đồng. [Phật giáo song hành cùng sự phát triển của đất nước] Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII là sự kiện tôn giáo trọng đại trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng của nhân dân theo đạo Phật không chỉ trong nước mà còn thu hút sự quan tâm của đông đảo kiều bào theo Phật giáo ở nước ngoài.
Phó Thủ tướng khẳng định qua hai ngàn năm có mặt ở Việt Nam, Phật giáo đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, trở thành tôn giáo đồng hành, gắn bó với truyền thống dân tộc; đã có những đóng góp xứng đáng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn tin tưởng và mong muốn, trong nhiệm kỳ tới, với trí tuệ Phật giáo và tinh thần đoàn kết lục hòa của Tăng Ni, Phật Tử, với đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục hạnh nguyện, nhập thế, lấy việc phục vụ chúng sinh, ích đạo lợi đời làm phương tiện để tu hành đạt giác ngộ, giải thoát; khẳng định và xiển dương những giá trị ưu việt của tôn giáo hòa bình, xứng đáng với sự tin yêu, gửi gắm của Tăng Ni, Phật tử và đồng bào có thiện cảm với Phật giáo trên toàn quốc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục là cầu nối quan trọng giữa Phật tử kiều bào, các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài hướng về, chung tay góp phần xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh. Phó Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn, Đại hội lần này sẽ sáng suốt lựa chọn và suy tôn, suy cử những vị chức sắc có đạo hạnh và trí tuệ, đủ uy tín và năng lực, xứng đáng là “thạch trụ, tùng lâm” đảm trách các vị trí lãnh đạo trong bộ máy tổ chức của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, động viên Tăng Ni, Phật tử cùng toàn dân thực hiện tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, sống hài hòa, đoàn kết hòa hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác và với nhũng người không theo tôn giáo nhằm xây dựng Giáo hội vững mạnh, góp phần cùng đất nước phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện phương châm tốt đời, đẹp đạo. Phó Thủ tướng đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền trong cả nước dành sự quan tâm hơn nữa tới công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật, tạo môi trường sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ổn định, lành mạnh trên cả nước.
Phó Thủ tướng khẳng định qua hai ngàn năm có mặt ở Việt Nam, Phật giáo đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, trở thành tôn giáo đồng hành, gắn bó với truyền thống dân tộc; đã có những đóng góp xứng đáng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn tin tưởng và mong muốn, trong nhiệm kỳ tới, với trí tuệ Phật giáo và tinh thần đoàn kết lục hòa của Tăng Ni, Phật Tử, với đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục hạnh nguyện, nhập thế, lấy việc phục vụ chúng sinh, ích đạo lợi đời làm phương tiện để tu hành đạt giác ngộ, giải thoát; khẳng định và xiển dương những giá trị ưu việt của tôn giáo hòa bình, xứng đáng với sự tin yêu, gửi gắm của Tăng Ni, Phật tử và đồng bào có thiện cảm với Phật giáo trên toàn quốc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục là cầu nối quan trọng giữa Phật tử kiều bào, các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài hướng về, chung tay góp phần xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh. Phó Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn, Đại hội lần này sẽ sáng suốt lựa chọn và suy tôn, suy cử những vị chức sắc có đạo hạnh và trí tuệ, đủ uy tín và năng lực, xứng đáng là “thạch trụ, tùng lâm” đảm trách các vị trí lãnh đạo trong bộ máy tổ chức của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, động viên Tăng Ni, Phật tử cùng toàn dân thực hiện tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, sống hài hòa, đoàn kết hòa hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác và với nhũng người không theo tôn giáo nhằm xây dựng Giáo hội vững mạnh, góp phần cùng đất nước phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện phương châm tốt đời, đẹp đạo. Phó Thủ tướng đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền trong cả nước dành sự quan tâm hơn nữa tới công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật, tạo môi trường sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ổn định, lành mạnh trên cả nước.
Cung nghinh Chư Tôn đức Giáo phẩm và Đại biểu đến hội trường.
(Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Nhân dịp này, Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao bức trướng có dòng chữ "Phật giáo Việt Nam-Hộ quốc-An dân" tặng Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. Các tham luận tại Đại hội đã đánh giá kết quả thành tựu Phật sự, chỉ ra những hạn chế, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân khách quan, chủ quan trong công tác điều hành các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trên cơ sở đó, sẽ đề ra phương hướng hoạt động Phật sự cho nhiệm kỳ VII (2012-2017) nhằm đáp ứng sự phát triển và tầm vóc của Phật giáo nước nhà trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Đại hội thống nhất xây dựng, phát triển Giáo hội bằng nguyên tắc phát huy tinh thần đoàn kết, hòa hợp vì Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội; Hoằng dương chính pháp, truyền bá đạo đức Phật giáo, góp phần xây dựng xã hội an vui, hạnh phúc, phù hợp với đạo đức, văn hóa, truyền thống dân tộc; giáo dục đào tạo đội ngũ tăng ni trẻ có đạo hạnh, năng lực, trình độ; vững vàng trong quan điểm, thâm hiểu giáo pháp, có kiến thức chuyên sâu và chuyên môn cao, đáp ứng sự phát triển của Giáo hội trong mọi thời đại; mở rộng và đẩy mạnh việc nghiên cứu Phật học và học thuật Phật giáo... Đại hội xác định mục tiêu phát huy tinh thần đoàn kết của Phật giáo Việt Nam đối với Phật giáo các nước trên thế giới, góp phần xây dựng hòa bình, ổn định nếp sống hiền thiện ở mọi nơi./.
Quang Vũ (TTXVN)