Lễ khai hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2011 và tưởng niệm 677 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Huyền Quang tôn giả (1334 - 2011), tổ chức sáng 18/2 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Tân Mão), tại Di tích quốc gia chùa Côn Sơn ở phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đây là lễ hội lớn, đặc sắc của địa phương, mang đậm vẻ linh thiêng của vùng đất phát tích Phật giáo Trúc Lâm.
Di tích Côn Sơn là một trong những cơ sở phát tích Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, cũng là địa danh gắn bó cuộc đời của Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Quần thể di tích Côn Sơn gồm khu vực núi Kỳ Lân, núi Ngũ Nhạc, hồ Côn Sơn, bãi rễ tự nhiên với cảnh trí “sơn thủy hữu tình,” tươi sáng mà u tịch như thực như mơ.
Nơi đây còn có chùa Côn Sơn cổ kính từ thời Lý, đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Nguyễn Trãi mới dựng như một tòa ngọc giữa thảm rừng xanh bạt ngàn thông reo vi vút... Đến với Côn Sơn du khách không chỉ tìm về cõi tâm linh để suy ngẫm "nhân tình thế thái," hướng thiện mà còn để thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú do thiên nhiên ban tặng.
Trong tiết trời mưa nhỏ, ngay từ sáng sớm khi bầu trời còn mờ hơi sương, tại sân chùa Côn Sơn đã tấp nập từng đoàn người “đổ” về chiêm bái và xem hội.
Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn năm nay được tỉnh Hải Dương tổ chức “gọn nhẹ” nhưng rất trang trọng với các nghi lễ như diễn văn khai hội, cung tuyên thân thế và sự nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang tôn giả và lễ dâng hương. Cùng với phần lễ, phần hội diễn ra rất sôi nổi, tưng bừng với các hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian như hát quan họ, hát chèo, viết thi pháp, thi đấu vật, chọi gà, biểu diễn nghệ thuật…
Ngày 19/2, tại di tích Côn Sơn sẽ diễn ra lễ tế trên núi Ngũ Nhạc và lễ cúng đàn Mông Sơn thí thực, mới được phục dựng sau ba thế kỷ. Đây là hai nghi lễ mang đậm nét văn hóa truyền thống với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nảy nở, nhân dân ấm no, hạnh phúc./.
Đây là lễ hội lớn, đặc sắc của địa phương, mang đậm vẻ linh thiêng của vùng đất phát tích Phật giáo Trúc Lâm.
Di tích Côn Sơn là một trong những cơ sở phát tích Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, cũng là địa danh gắn bó cuộc đời của Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Quần thể di tích Côn Sơn gồm khu vực núi Kỳ Lân, núi Ngũ Nhạc, hồ Côn Sơn, bãi rễ tự nhiên với cảnh trí “sơn thủy hữu tình,” tươi sáng mà u tịch như thực như mơ.
Nơi đây còn có chùa Côn Sơn cổ kính từ thời Lý, đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Nguyễn Trãi mới dựng như một tòa ngọc giữa thảm rừng xanh bạt ngàn thông reo vi vút... Đến với Côn Sơn du khách không chỉ tìm về cõi tâm linh để suy ngẫm "nhân tình thế thái," hướng thiện mà còn để thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú do thiên nhiên ban tặng.
Trong tiết trời mưa nhỏ, ngay từ sáng sớm khi bầu trời còn mờ hơi sương, tại sân chùa Côn Sơn đã tấp nập từng đoàn người “đổ” về chiêm bái và xem hội.
Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn năm nay được tỉnh Hải Dương tổ chức “gọn nhẹ” nhưng rất trang trọng với các nghi lễ như diễn văn khai hội, cung tuyên thân thế và sự nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang tôn giả và lễ dâng hương. Cùng với phần lễ, phần hội diễn ra rất sôi nổi, tưng bừng với các hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian như hát quan họ, hát chèo, viết thi pháp, thi đấu vật, chọi gà, biểu diễn nghệ thuật…
Ngày 19/2, tại di tích Côn Sơn sẽ diễn ra lễ tế trên núi Ngũ Nhạc và lễ cúng đàn Mông Sơn thí thực, mới được phục dựng sau ba thế kỷ. Đây là hai nghi lễ mang đậm nét văn hóa truyền thống với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nảy nở, nhân dân ấm no, hạnh phúc./.
Nguyễn Hồng Cường (TTXVN/Vietnam+)