Sáng 10/2, tức ngày mồng 8 tháng Giêng Tân Mão 2011, tại làng Mộ Trạch (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), Thường trực dòng họ Vũ -Võ Việt Nam đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng 36 tiến sỹ Mộ Trạch và dâng hương kỷ niệm 1207 năm ngày sinh Vũ Công Thần Tổ (Vũ Hồn) - Thành hoàng làng.
Mộ Trạch là một làng tài, làng tiến sỹ “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, với 36 tiến sỹ đại khoa, kể từ thời nhà Trần. Trải qua nhiều thế kỷ, từ triều Trần qua triều Lê, Mạc đến thời vua Lê, chúa Trịnh, luôn có bậc anh tài làng Mộ Trạch mà trong đó đa phần là dòng họ Vũ.
Tiếng tăm khoa bảng làng Mộ Trạch, đời đời đã khẳng định qua câu phương ngôn “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm” (tên xưa của làng Mộ Trạch).
Vua Tự Đức cũng đã có lời khen ngợi về sự học của làng Mộ Trạch “Mộ Trạch nhất gia bán thiên hạ” (Một làng Mộ Trạch tài bằng nửa cả nước).
Hơn 9 giờ sáng, lễ hội mới chính thức diễn ra nhưng ngay từ sáng sớm, từng đoàn người dòng họ Vũ-Võ Việt Nam và nhân dân quanh vùng đã “đổ” về làng Tiến sĩ Mộ Trạch để thăm quan, chiêm bái và cùng nhau ôn lại lịch sử truyền thống của dòng họ.
Ngay đầu làng có cổng Tam quan, vào khoảng 60m là ngôi cổ Miếu có kiến trúc thời Nguyễn, vẫn giữ được hình dáng kiến trúc, hệ thống cột, kèo, mái theo đúng nét xưa. Bên trong ngôi Miếu là hậu cung, nơi có tượng Thần Tổ đặt trong một hộp kính, sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Phía trên cao, dưới mái trong Miếu có một tấm bảng gỗ sơn mài màu đỏ khắc 3 chữ thếp vàng rất lớn: Vạn Thế Trạch (Ơn Muôn Đời) và một tấm bảng nền vàng ánh tươi, có khắc 4 chữ sơn đen bóng: Thủy Tổ Linh Từ (nơi thờ vị Tổ đầu tiên linh thiêng). Dưới là một cửa võng chạm khắc rồng phượng.
Ngay sau lễ khai hội, diễn ra rước kiệu ngài Vũ Công Thần Tổ từ Miếu ra Đình làng để các cụ chức sắc, bô lão làm lễ tế Thành hoàng làng.
Đám rước có kiệu rồng với 8 trai làng áo chẽn đỏ cùng khiêng. Trên ngai cao có mũ, áo, hia màu vàng tượng trưng cho cụ Tổ Vũ Hồn. Đi đầu có đội bát bửu, cờ, quạt và kiệu Bát cống. Các cụ, các bà đứng ven đường, chắp tay thành kính khi “Kiệu Thánh” đi qua, miệng lẩm bẩm suýt soa khấn cầu Thành hoàng làng phù hộ cho làng xóm làm ăn ấm no và hạnh phúc. Đoàn rước đi chậm theo tiếng nhạc bát âm, đàn, sáo, kèn, chiêng, trống, du dương, réo rắt, nghiêm trang, kính cẩn.
Sau lễ rước và dâng hương tưởng nhớ 1207 năm ngày sinh Vũ Công Thần Tổ. Phần hội diễn ra sôi nổi với các màn múa, hát mang đậm bản sắc văn hoá dân gian và cùng các trò chơi dân gian như bóng chuyền, cờ tướng.../.
Mộ Trạch là một làng tài, làng tiến sỹ “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, với 36 tiến sỹ đại khoa, kể từ thời nhà Trần. Trải qua nhiều thế kỷ, từ triều Trần qua triều Lê, Mạc đến thời vua Lê, chúa Trịnh, luôn có bậc anh tài làng Mộ Trạch mà trong đó đa phần là dòng họ Vũ.
Tiếng tăm khoa bảng làng Mộ Trạch, đời đời đã khẳng định qua câu phương ngôn “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm” (tên xưa của làng Mộ Trạch).
Vua Tự Đức cũng đã có lời khen ngợi về sự học của làng Mộ Trạch “Mộ Trạch nhất gia bán thiên hạ” (Một làng Mộ Trạch tài bằng nửa cả nước).
Hơn 9 giờ sáng, lễ hội mới chính thức diễn ra nhưng ngay từ sáng sớm, từng đoàn người dòng họ Vũ-Võ Việt Nam và nhân dân quanh vùng đã “đổ” về làng Tiến sĩ Mộ Trạch để thăm quan, chiêm bái và cùng nhau ôn lại lịch sử truyền thống của dòng họ.
Ngay đầu làng có cổng Tam quan, vào khoảng 60m là ngôi cổ Miếu có kiến trúc thời Nguyễn, vẫn giữ được hình dáng kiến trúc, hệ thống cột, kèo, mái theo đúng nét xưa. Bên trong ngôi Miếu là hậu cung, nơi có tượng Thần Tổ đặt trong một hộp kính, sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Phía trên cao, dưới mái trong Miếu có một tấm bảng gỗ sơn mài màu đỏ khắc 3 chữ thếp vàng rất lớn: Vạn Thế Trạch (Ơn Muôn Đời) và một tấm bảng nền vàng ánh tươi, có khắc 4 chữ sơn đen bóng: Thủy Tổ Linh Từ (nơi thờ vị Tổ đầu tiên linh thiêng). Dưới là một cửa võng chạm khắc rồng phượng.
Ngay sau lễ khai hội, diễn ra rước kiệu ngài Vũ Công Thần Tổ từ Miếu ra Đình làng để các cụ chức sắc, bô lão làm lễ tế Thành hoàng làng.
Đám rước có kiệu rồng với 8 trai làng áo chẽn đỏ cùng khiêng. Trên ngai cao có mũ, áo, hia màu vàng tượng trưng cho cụ Tổ Vũ Hồn. Đi đầu có đội bát bửu, cờ, quạt và kiệu Bát cống. Các cụ, các bà đứng ven đường, chắp tay thành kính khi “Kiệu Thánh” đi qua, miệng lẩm bẩm suýt soa khấn cầu Thành hoàng làng phù hộ cho làng xóm làm ăn ấm no và hạnh phúc. Đoàn rước đi chậm theo tiếng nhạc bát âm, đàn, sáo, kèn, chiêng, trống, du dương, réo rắt, nghiêm trang, kính cẩn.
Sau lễ rước và dâng hương tưởng nhớ 1207 năm ngày sinh Vũ Công Thần Tổ. Phần hội diễn ra sôi nổi với các màn múa, hát mang đậm bản sắc văn hoá dân gian và cùng các trò chơi dân gian như bóng chuyền, cờ tướng.../.
Nguyễn Cường (Vietnam+)