Tối 26/3, tại phố Hàng Bạc, Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã Khai mạc Hội nghề kim hoàn năm 2013 tri ân ông tổ Bách Nghệ - người khai sinh ra toàn nghề và tôn vinh nghề làm kim hoàn truyền thống.
Tại lễ tôn vinh nghề kim hoàn, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức trưng bày những sản phẩm mỹ nghệ kim hoàn tiêu biểu do các nghệ nhân thực hiện; trưng bày bộ sưu tập tiền cổ qua các thời kỳ.
Cùng với việc trang trí trên tuyến phố Hàng Bạc tạo ấn tượng tới du khách về nghề kim hoàn truyền thống ở phố cổ Hà Nội; Ban tổ chức còn làm nổi bật 89 cửa hàng kinh doanh kim hoàn, kết hợp các nghệ nhân làng nghề trình diễn thao tác nghề tại một số địa điểm trên phố.
Tại lễ hội này, đình Kim Ngân - 42 Hàng Bạc, nơi thờ tổ nghề là điểm nhấn chính. Nơi này giới thiệu các sản phẩm kim hoàn tiêu biểu của làng nghề Định Công, Châu Khê, Đại Bái đồng thời có cả sản phẩm các làng nghề mỹ nghệ như: Sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín), Tràng Sơn (huyện Thạch Thất).
Phát biểu tại lễ khai mạc, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm khẳng định: “Quận tổ chức giới thiệu hội nghề nhằm quảng bá nghề kim hoàn và các sản phẩm thủ công truyền thống góp phần thúc đẩy sự phát triển của phố nghề Hàng Bạc, với mong muốn hội nghề kim hoàn là nơi hội tụ những sản phẩm thủ công truyền thống của các nghệ nhân Hà Nội và các làng nghề quanh Hà Nội.”
Nghề kim hoàn truyền thống ở phố Hàng Bạc có lịch sử phát triển từ làng nghề Châu Khê (Hải Dương). Công đầu tiên do vị quan Thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín, người làng Châu Khê gây dựng nên, bắt đầu từ việc được triều đình nhà Lê (thế kỷ 15) giao thành lập một xưởng đúc bạc nén ở kinh thành Thăng Long.
Thế kỷ 19, triều đình nhà Nguyễn chuyển xưởng đúc bạc vào Huế, những người thợ Châu Khê vẫn tiếp tục nghề kim hoàn truyền thống, thành lập phường thợ ở phố Hàng Bạc ngày nay. Ngoài ra, phố Hàng Bạc còn tập trung cả thợ vàng bạc ở Định Công (Hà Nội) và Đồng Xâm (Thái Bình) tới lập nghiệp.
Lễ hội diễn ra đến hết ngày 31/3./.
Tại lễ tôn vinh nghề kim hoàn, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức trưng bày những sản phẩm mỹ nghệ kim hoàn tiêu biểu do các nghệ nhân thực hiện; trưng bày bộ sưu tập tiền cổ qua các thời kỳ.
Cùng với việc trang trí trên tuyến phố Hàng Bạc tạo ấn tượng tới du khách về nghề kim hoàn truyền thống ở phố cổ Hà Nội; Ban tổ chức còn làm nổi bật 89 cửa hàng kinh doanh kim hoàn, kết hợp các nghệ nhân làng nghề trình diễn thao tác nghề tại một số địa điểm trên phố.
Tại lễ hội này, đình Kim Ngân - 42 Hàng Bạc, nơi thờ tổ nghề là điểm nhấn chính. Nơi này giới thiệu các sản phẩm kim hoàn tiêu biểu của làng nghề Định Công, Châu Khê, Đại Bái đồng thời có cả sản phẩm các làng nghề mỹ nghệ như: Sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín), Tràng Sơn (huyện Thạch Thất).
Phát biểu tại lễ khai mạc, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm khẳng định: “Quận tổ chức giới thiệu hội nghề nhằm quảng bá nghề kim hoàn và các sản phẩm thủ công truyền thống góp phần thúc đẩy sự phát triển của phố nghề Hàng Bạc, với mong muốn hội nghề kim hoàn là nơi hội tụ những sản phẩm thủ công truyền thống của các nghệ nhân Hà Nội và các làng nghề quanh Hà Nội.”
Nghề kim hoàn truyền thống ở phố Hàng Bạc có lịch sử phát triển từ làng nghề Châu Khê (Hải Dương). Công đầu tiên do vị quan Thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín, người làng Châu Khê gây dựng nên, bắt đầu từ việc được triều đình nhà Lê (thế kỷ 15) giao thành lập một xưởng đúc bạc nén ở kinh thành Thăng Long.
Thế kỷ 19, triều đình nhà Nguyễn chuyển xưởng đúc bạc vào Huế, những người thợ Châu Khê vẫn tiếp tục nghề kim hoàn truyền thống, thành lập phường thợ ở phố Hàng Bạc ngày nay. Ngoài ra, phố Hàng Bạc còn tập trung cả thợ vàng bạc ở Định Công (Hà Nội) và Đồng Xâm (Thái Bình) tới lập nghiệp.
Lễ hội diễn ra đến hết ngày 31/3./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)