Ngày 4/4, tại di tích Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn khu vực lòng chảo Mường Thanh, đã tổ chức Lễ hội Đền Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ nhân kỷ niệm 224 năm ngày mất của vị tướng áo nâu Hoàng Công Chất (1769-2013).
Lãnh đạo tỉnh Điện Biên, đại diện các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn, các diễn viên, vận động viên, nghệ nhân, cùng hàng ngàn du khách thập phương trong và ngoài tỉnh đã về tham dự lễ hội.
Năm 1981 và năm 1994, di tích thành Bản Phủ, đền Hoàng Công Chất lần lượt được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng và công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
Kể từ năm 1994, hằng năm Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ với những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm truyền thống, giàu sắc màu văn hóa dân gian, bản địa… được tổ chức vào ngày mất của thủ lĩnh Hoàng Công Chất (25/2 âm lịch) để tưởng nhớ công ơn người Anh hùng áo vải quê lúa Thái Bình, cùng hai tướng Lò Ngải, Lò Khanh, dân tộc Thái là người địa phương, đã lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản mường, núi rừng Tây Bắc, trấn giữ một vùng biên cương thái bình vào thế kỷ 18.
Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất-Thành Bản Phủ gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra trang nghiêm với những nghi thức thiêng liêng được gìn giữ như: rước tượng, dâng hương, đọc chúc văn tưởng nhớ, tri ân công đức của vị thủ lĩnh Hoàng Công Chất và kêu gọi tinh thần đoàn kết các dân tộc. Phần hội là các chương trình văn hóa, văn nghệ, như: Liên hoan nghệ thuật quần chúng; trình diễn trang phục và lễ hội truyền thống các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Lự, Lào…; các môn thể thao mang đậm bản sắc dân tộc như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co. Các cuộc thi hướng dẫn viên du lịch và thi ẩm thực cũng được tổ chức trong những ngày diễn ra lễ hội.
Theo sử sách, Thành Bản Phủ được xây dựng từ năm 1758 đến năm 1762, do con trai của thủ lĩnh Hoàng Công Chất là Hoàng Công Toản đảm nhiệm. Thành rộng 80 mẫu, có 5 cạnh không đều nhau: 2 cạnh phía Tây dựa vào sông Nậm Rốm, cạnh phía Nam dựa vào suối Huổi Lé (phụ lưu sông Nậm Rốm), nên 3 cạnh này không phải đào hào. 2 cạnh phía Bắc và Đông có hào bên ngoài sâu 5m, rộng 10m. Tường thành đắp bằng đất cao 5m, mặt thành rộng 4-6m, ngựa voi có thể đi lại dễ dàng.
Thành có 4 cổng. Trong thành chia ra 2 khu riêng biệt: Thành nội là nơi ở của thủ lĩnh Hoàng Công Chất và các tướng lĩnh; thành ngoại là khu binh lính đóng quân, các trại lính, khu quân lương, kho vũ khí, tàu ngựa, chuồng voi. Ngoài thành, khắp bốn phía đều được trồng một giống tre gai ngà dày đặc làm phên dậu che chắn cho toàn thành.
Những năm qua, di tích Thành Bản Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất đã được giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa của du khách trong và ngoài tỉnh; đã và đang trở thành một địa điểm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, tâm linh quan trọng của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, đồng thời là một địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách. Theo cơ quan chức năng đánh giá, Lễ hội Đền Hoàng Công Chất-Thành Bản Phủ được tổ chức với quy mô lớn nhất trong các lễ hội của tỉnh Điện Biên.
Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ ngoài ý nghĩa là một hoạt động tín ngưỡng, còn là sự kiện văn hóa nhằm duy trì và phát huy những tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. V iệc tổ chức lễ hội cũng là dịp giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc; khơi dậy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, chung tay xây dựng đất nước Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội Đền Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ kết thúc vào ngày 5/4 (tức 25/2 Âm lịch)./.
Lãnh đạo tỉnh Điện Biên, đại diện các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn, các diễn viên, vận động viên, nghệ nhân, cùng hàng ngàn du khách thập phương trong và ngoài tỉnh đã về tham dự lễ hội.
Năm 1981 và năm 1994, di tích thành Bản Phủ, đền Hoàng Công Chất lần lượt được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng và công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
Kể từ năm 1994, hằng năm Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ với những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm truyền thống, giàu sắc màu văn hóa dân gian, bản địa… được tổ chức vào ngày mất của thủ lĩnh Hoàng Công Chất (25/2 âm lịch) để tưởng nhớ công ơn người Anh hùng áo vải quê lúa Thái Bình, cùng hai tướng Lò Ngải, Lò Khanh, dân tộc Thái là người địa phương, đã lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản mường, núi rừng Tây Bắc, trấn giữ một vùng biên cương thái bình vào thế kỷ 18.
Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất-Thành Bản Phủ gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra trang nghiêm với những nghi thức thiêng liêng được gìn giữ như: rước tượng, dâng hương, đọc chúc văn tưởng nhớ, tri ân công đức của vị thủ lĩnh Hoàng Công Chất và kêu gọi tinh thần đoàn kết các dân tộc. Phần hội là các chương trình văn hóa, văn nghệ, như: Liên hoan nghệ thuật quần chúng; trình diễn trang phục và lễ hội truyền thống các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Lự, Lào…; các môn thể thao mang đậm bản sắc dân tộc như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co. Các cuộc thi hướng dẫn viên du lịch và thi ẩm thực cũng được tổ chức trong những ngày diễn ra lễ hội.
Theo sử sách, Thành Bản Phủ được xây dựng từ năm 1758 đến năm 1762, do con trai của thủ lĩnh Hoàng Công Chất là Hoàng Công Toản đảm nhiệm. Thành rộng 80 mẫu, có 5 cạnh không đều nhau: 2 cạnh phía Tây dựa vào sông Nậm Rốm, cạnh phía Nam dựa vào suối Huổi Lé (phụ lưu sông Nậm Rốm), nên 3 cạnh này không phải đào hào. 2 cạnh phía Bắc và Đông có hào bên ngoài sâu 5m, rộng 10m. Tường thành đắp bằng đất cao 5m, mặt thành rộng 4-6m, ngựa voi có thể đi lại dễ dàng.
Thành có 4 cổng. Trong thành chia ra 2 khu riêng biệt: Thành nội là nơi ở của thủ lĩnh Hoàng Công Chất và các tướng lĩnh; thành ngoại là khu binh lính đóng quân, các trại lính, khu quân lương, kho vũ khí, tàu ngựa, chuồng voi. Ngoài thành, khắp bốn phía đều được trồng một giống tre gai ngà dày đặc làm phên dậu che chắn cho toàn thành.
Những năm qua, di tích Thành Bản Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất đã được giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa của du khách trong và ngoài tỉnh; đã và đang trở thành một địa điểm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, tâm linh quan trọng của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, đồng thời là một địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách. Theo cơ quan chức năng đánh giá, Lễ hội Đền Hoàng Công Chất-Thành Bản Phủ được tổ chức với quy mô lớn nhất trong các lễ hội của tỉnh Điện Biên.
Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ ngoài ý nghĩa là một hoạt động tín ngưỡng, còn là sự kiện văn hóa nhằm duy trì và phát huy những tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. V iệc tổ chức lễ hội cũng là dịp giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc; khơi dậy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, chung tay xây dựng đất nước Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội Đền Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ kết thúc vào ngày 5/4 (tức 25/2 Âm lịch)./.
Xuân Tư (TTXVN)