Ngày 31/1 (tức 9 tháng Giêng Âm lịch), tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Lễ hội Đền Huyền Trân 2012 và các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra trong suốt thời gian từ nay đến Rằm tháng Giêng, tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, thành phố Huế.
Lễ hội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt tổ chức, thu hút hàng ngàn tăng ni, phật tử và nhân dân quanh vùng đến tham dự.
Lễ hội Đền Huyền Trân 2012 cũng là dịp để tỉnh Thừa Thiên-Huế quảng bá sản phẩm du lịch mới, mở đầu cho Năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ-Huế 2012 do Thừa Thiên-Huế đăng cai, gắn với Festival Huế.
Tại lễ hội, còn có một số hoạt động dân gian như cờ tướng, cờ người, võ thuật cổ truyền, thư pháp, hò giã gạo, nghệ thuật ca múa, vẽ chân dung, vẽ tranh thiếu nhi, thi cắm hoa...
Huyền Trân Công chúa là người có công trong việc mở mang bờ cõi của đất nước về phương Nam. Đất Thuận Hóa-Phú Xuân xưa và Thừa Thiên-Huế ngày nay cũng được khai sinh từ đó, đến nay đã trải qua hơn 700 năm. Hàng năm cứ vào mồng 9 tháng Giêng Âm lịch, lễ hội lại được tổ chức ở Huế nhân ngày mất của Huyền Trân Công chúa.
Đền nằm trong khuôn viên rộng 28ha, dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), thành phố Huế. Đây là khu vực có đồi núi thoai thoải, rừng thông xung quanh, bốn mặt là đồi núi trùng điệp, không gian thâm nghiêm, kỳ vĩ, phù hợp với những công trình văn hóa mang tính tâm linh, về nguồn.
Tiếp theo đền thờ Huyền Trân là đền thờ vua cha Trần Nhân Tông, vị vua anh minh, có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lên đỉnh núi Ngũ Phong, có thể dễ dàng nhận thấy tháp chuông Hòa bình cao 7m, nặng 1,6 tấn, cao 2,16 mét; thân chuông có khắc các hình ảnh tượng trưng của bốn chùa gồm Giác Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh), Thiên Mụ (Huế), Diên Hựu (Hà Nội) và chùa Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh).
Giữa chốn u tịch của núi rừng, du khách có thể tự mình thỉnh từng tiếng chuông thong thả rơi vào không gian để cầu nguyện cho sự an lành của mỗi con người.
Đúng như tám chữ được khắc trên mặt chuông: "Thế giới - Hòa Bình - Nhân loại - Hạnh phúc," ông Nguyễn Hữu Đông, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt cho biết năm nay dự kiến lượng khách đến với Lễ hội Đền Huyền Trân vào khoảng 50.000 lượt người. Chỉ tính từ mồng 3 đến mồng 6 Tết Nhâm Thìn, Trung tâm Văn hóa Du lịch Huyền Trân thu hút khoảng 30.000 lượt khách đến thăm viếng.../.
Lễ hội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt tổ chức, thu hút hàng ngàn tăng ni, phật tử và nhân dân quanh vùng đến tham dự.
Lễ hội Đền Huyền Trân 2012 cũng là dịp để tỉnh Thừa Thiên-Huế quảng bá sản phẩm du lịch mới, mở đầu cho Năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ-Huế 2012 do Thừa Thiên-Huế đăng cai, gắn với Festival Huế.
Tại lễ hội, còn có một số hoạt động dân gian như cờ tướng, cờ người, võ thuật cổ truyền, thư pháp, hò giã gạo, nghệ thuật ca múa, vẽ chân dung, vẽ tranh thiếu nhi, thi cắm hoa...
Huyền Trân Công chúa là người có công trong việc mở mang bờ cõi của đất nước về phương Nam. Đất Thuận Hóa-Phú Xuân xưa và Thừa Thiên-Huế ngày nay cũng được khai sinh từ đó, đến nay đã trải qua hơn 700 năm. Hàng năm cứ vào mồng 9 tháng Giêng Âm lịch, lễ hội lại được tổ chức ở Huế nhân ngày mất của Huyền Trân Công chúa.
Đền nằm trong khuôn viên rộng 28ha, dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), thành phố Huế. Đây là khu vực có đồi núi thoai thoải, rừng thông xung quanh, bốn mặt là đồi núi trùng điệp, không gian thâm nghiêm, kỳ vĩ, phù hợp với những công trình văn hóa mang tính tâm linh, về nguồn.
Tiếp theo đền thờ Huyền Trân là đền thờ vua cha Trần Nhân Tông, vị vua anh minh, có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lên đỉnh núi Ngũ Phong, có thể dễ dàng nhận thấy tháp chuông Hòa bình cao 7m, nặng 1,6 tấn, cao 2,16 mét; thân chuông có khắc các hình ảnh tượng trưng của bốn chùa gồm Giác Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh), Thiên Mụ (Huế), Diên Hựu (Hà Nội) và chùa Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh).
Giữa chốn u tịch của núi rừng, du khách có thể tự mình thỉnh từng tiếng chuông thong thả rơi vào không gian để cầu nguyện cho sự an lành của mỗi con người.
Đúng như tám chữ được khắc trên mặt chuông: "Thế giới - Hòa Bình - Nhân loại - Hạnh phúc," ông Nguyễn Hữu Đông, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt cho biết năm nay dự kiến lượng khách đến với Lễ hội Đền Huyền Trân vào khoảng 50.000 lượt người. Chỉ tính từ mồng 3 đến mồng 6 Tết Nhâm Thìn, Trung tâm Văn hóa Du lịch Huyền Trân thu hút khoảng 30.000 lượt khách đến thăm viếng.../.
Quốc Việt (Vietnam+)