Ở tỉnh Tiền Giang, trong hơn 35 năm sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhiều chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã đi vào đời sống, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, an sinh xã hội đảm bảo và đời sống nhân dân từng bước cải thiện một cách bền vững.
Khai hoang Đồng Tháp Mười là một trong những chủ trương mang lại hiệu quả lớn, biến vùng đất hoang hóa ngàn đời nay thành cơ hội làm giàu và đổi đời cho nhiều nông dân lam lũ, một nắng hai sương. Từ chủ trương này, huyện Tân Phước được thành lập vào năm 1995.
Năm 2011, huyện Tân Phước bước sang tuổi 11, tuổi đang độ sung sức và khát vọng vươn tới những đỉnh cao phát triển mới. Tuy "sinh sau đẻ muộn" so với các huyện, thành, thị xã khác trong tỉnh nhưng Tân Phước được đánh giá giàu các tiềm năng kinh tế đang được đánh thức vì quốc kế dân sinh trong đó nổi bật là cây dứa (khóm).
Với trên 12.000ha dứa, Tân Phước có vùng chuyên canh lớn nhất các tỉnh thành phía Nam, mỗi năm cung ứng khoảng 200.000 tấn dứa nguyên liệu phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Theo ông Dương Thanh Sang, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Phước, trong năm qua, giá dứa luôn ổn định ở mức cao, bình quân 3.000-4.000 đồng/kg tùy thời điểm, có lúc tăng vọt lên 4.500 đồng/kg.
Với năng suất 18-20 tấn/ha, giá trị sản lượng cây trồng này mang lại cho nông dân hàng năm 70-80 triệu đồng và lợi nhuận ròng không dưới 40 triệu đồng/ha/năm. Cây dứa đang là cây làm giàu của nông dân Đồng Tháp Mười gian khó một thời.
Theo ông Dương Thanh Sang, 40% hộ chuyên canh dứa có thu nhập 40-50 triệu đồng/năm, 30% hộ thu nhập 60-90 triệu đồng/năm và 30% hộ thu nhập 100 triệu đồng trở lên mỗi năm.
Sau mỗi vụ dứa bội thu, về Tân Phước, người ta đều nghe xôn xao chuyện dựng nhà, dựng cửa khang trang, đầu tư cho con em học hành, hạ tầng giao thông - thủy lợi được kiện toàn tạo diện mạo mới cho miền đất hoang hóa nổi tiếng ngày trước.
Không dừng lại ở đó, Tân Phước ngày nay còn nhiều nguồn lợi và tài nguyên phong phú khác đang được khai thác một cách tích cực. Đó là trên 5.600ha đất trồng lúa năng suất cao mỗi năm 2-3 vụ, trên 1.200ha màu lương thực, hàng ngàn ha màu thực phẩm...
Hẳn những người yêu mến và gắn bó với Đồng Tháp Mười không bao giờ quên được hương vị khoai mì (sắn) Bến Kè, khoai mỡ, khoai môn... những đặc sản nổi tiếng của miền đất gắn liền với hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
Với 1.100ha khoai mỡ gồm nhiều loại đặc hữu: khoai tím than, khoai tím bông lai, khoai phục linh..., Tân Phước có vùng chuyên canh khoai mỡ lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Gần đây, bà con với tư duy nhạy bén trong làm ăn, tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mạnh dạn phát triển và nhân rộng những mô hình làm ăn mới mang tính hiệu quả bền vững như VAC, chăn nuôi theo mô hình trang trại, trồng dứa phụng (một loại dứa cảnh) cung ứng cho thị trường hoa cảnh Tết...
Có một đánh giá không phải không có cơ sở. Đó là Tân Phước đi sau nhưng về trước trên con đường phát triển bởi lẽ chỉ sau hơn 20 năm đẩy mạnh công cuộc tiến công chinh phục Đồng Tháp Mười và 11 năm thành lập huyện, địa phương đã tiến một bước dài hướng đến mục đích phồn vinh và thịnh vượng.
Còn theo thống kê của Hội Nông dân huyện Tân Phước, trong năm qua, toàn huyện bình chọn được 1.737 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi ba cấp. Theo ông Trương Văn Tuôi, Bí thư huyện ủy Tân Phước, 35 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, diện mạo Đồng Tháp Mười nói chung và Tân Phước nói riêng thay đổi đến tận gốc rễ.
Từ mảnh đất hoang hóa, nhiễm phèn nặng, thiên nhiên khắt nghiệt, không mấy bóng người lai vãng, miền đất này đã khoác lên mình một màu áo mới xanh tươi, trù mật. Đi đâu cũng thấy màu xanh ngút ngàn của dứa, của khoai, của rau màu, của lúa năng suất cao trải dài mút mắt.
Điểm xuyết cho bức trang quê thêm phần tươi thắm là những mái ngói đỏ, những dãy trường học khang trang, hàng hàng lớp lớp cọc ăngten tivi. Đường sá giao thông - thủy lợi phát triển đều khắp phục vụ giao thương, dẫn thủy nhập điền, cải tạo đất đại, tạo tiền đề cho những mùa vụ bội thu.
Để có được thành quả trên, ông Trương Văn Tuôi khẳng định, chủ trương đúng và các chính sách phù hợp của Đảng, Nhà nước tạo sự đồng thuận trong nhân dân, là sức mạnh tổng hợp biến khát vọng giàu có của miền đất đầy khó khăn năm nào sớm trở thành hiện thực.
Hẳn nhiều người không quên những năm tháng chưa xa, khi hàng đoàn xáng cạp nối đuôi thẳng tiến Đồng Tháp Mười. Nơi nào xáng đi qua là kênh mương thẳng tắp đem nguồn nước ngọt mát lành rửa phèn, cải tạo đất đai, mở ra cơ hội để bà con trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng những mô hình mới trên vùng kinh tế mới. Rồi đường sá, cầu cống được xây dựng tỏa đến những địa bàn xa xôi nhất, khó khăn nhất. Đó chính là nền tảng vững chắc cho một Tân Phước sớm phồn thịnh hôm nay cũng như trong tương lai.
Chỉ tính trong giai đoạn 5 năm gần đây nhất (2006-2010), huyện Tân Phước đã đầu tư 587 tỷ đồng kiến thiết hạ tầng nông thôn: điện – đường – trường – trạm. Nhờ vậy, cơ bản hoàn thiện mạng giao thông nông thôn, mạng lưới thủy lợi nội đồng phục vụ vùng chuyên canh, đưa điện lưới quốc gia đến 100% số xã, thị trấn, đưa nước sạch phục vụ tận hộ nhân dân.
Hiện nay, tỷ lệ hộ dân có điện dùng trong sinh hoạt và sản xuất đạt trên 97%, 84% hộ dân có nước sạch sử dụng - một điều mới cách đây chưa xa còn rất xa lạ trong trí tưởng của nhiều người.
Mới đây, tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV vào giữa năm 2010, Đảng bộ Tân Phước vạch ra phương hướng cụ thể cho giai đoạn 2010-2015. Đó là đảm bảo tăng trưởng bình quân 16,05% năm giai đoạn 2010-2015, huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên 3.500 tỷ đồng, nâng thu nhập bình quân đầu người lên mức 1.200 USD/năm. Đến năm 2020 phấn đấu đạt tăng trưởng bình quân 16,8%/năm, nâng thu nhập bình quân đầu người lên mức 2.481 USD/năm.
Nhiều chương trình kinh tế trọng điểm được triển khai tiếp nối và phát huy chương trình khai hoang Đồng Tháp Mười khi xưa là chương trình xây dựng nông thôn mới; phát triển công nghiệp, dịch vụ; chương trình phát triển nguồn nhân lực.
Mới đây, xã Tân Hòa Thành (Tân Phước) được tỉnh dự kiến đưa vào danh sách 10 xã thí điểm xây dựng các tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2010-2015. Được biết, để đưa vào danh sách trên, hai yêu cầu cơ bản được đặt ra đầu tiên là xã văn hóa và xã có hạ tầng nông thôn hoàn thiện.
Còn không lâu nữa là Tết Tân Mão đồng thời trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng bộ và nhân dân Tân Phước nói riêng, Đảng bộ và nhân dân Tiền Giang nói chung đúc kết được những bài học thực tiễn quý trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh; phát huy tốt các tiềm năng đất đai, lao động, ngành nghề vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, hội nhập và đổi mới.
Bài học quan trọng nhất là khi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đạt được sự đồng thuận trong nhân dân, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân đi vào đời sống sẽ mang lại những hiệu ứng toàn diện. Chương trình Khai hoang Đồng Tháp Mười là một minh chứng, đã biến vùng đất khát nở hoa./.
Khai hoang Đồng Tháp Mười là một trong những chủ trương mang lại hiệu quả lớn, biến vùng đất hoang hóa ngàn đời nay thành cơ hội làm giàu và đổi đời cho nhiều nông dân lam lũ, một nắng hai sương. Từ chủ trương này, huyện Tân Phước được thành lập vào năm 1995.
Năm 2011, huyện Tân Phước bước sang tuổi 11, tuổi đang độ sung sức và khát vọng vươn tới những đỉnh cao phát triển mới. Tuy "sinh sau đẻ muộn" so với các huyện, thành, thị xã khác trong tỉnh nhưng Tân Phước được đánh giá giàu các tiềm năng kinh tế đang được đánh thức vì quốc kế dân sinh trong đó nổi bật là cây dứa (khóm).
Với trên 12.000ha dứa, Tân Phước có vùng chuyên canh lớn nhất các tỉnh thành phía Nam, mỗi năm cung ứng khoảng 200.000 tấn dứa nguyên liệu phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Theo ông Dương Thanh Sang, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Phước, trong năm qua, giá dứa luôn ổn định ở mức cao, bình quân 3.000-4.000 đồng/kg tùy thời điểm, có lúc tăng vọt lên 4.500 đồng/kg.
Với năng suất 18-20 tấn/ha, giá trị sản lượng cây trồng này mang lại cho nông dân hàng năm 70-80 triệu đồng và lợi nhuận ròng không dưới 40 triệu đồng/ha/năm. Cây dứa đang là cây làm giàu của nông dân Đồng Tháp Mười gian khó một thời.
Theo ông Dương Thanh Sang, 40% hộ chuyên canh dứa có thu nhập 40-50 triệu đồng/năm, 30% hộ thu nhập 60-90 triệu đồng/năm và 30% hộ thu nhập 100 triệu đồng trở lên mỗi năm.
Sau mỗi vụ dứa bội thu, về Tân Phước, người ta đều nghe xôn xao chuyện dựng nhà, dựng cửa khang trang, đầu tư cho con em học hành, hạ tầng giao thông - thủy lợi được kiện toàn tạo diện mạo mới cho miền đất hoang hóa nổi tiếng ngày trước.
Không dừng lại ở đó, Tân Phước ngày nay còn nhiều nguồn lợi và tài nguyên phong phú khác đang được khai thác một cách tích cực. Đó là trên 5.600ha đất trồng lúa năng suất cao mỗi năm 2-3 vụ, trên 1.200ha màu lương thực, hàng ngàn ha màu thực phẩm...
Hẳn những người yêu mến và gắn bó với Đồng Tháp Mười không bao giờ quên được hương vị khoai mì (sắn) Bến Kè, khoai mỡ, khoai môn... những đặc sản nổi tiếng của miền đất gắn liền với hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
Với 1.100ha khoai mỡ gồm nhiều loại đặc hữu: khoai tím than, khoai tím bông lai, khoai phục linh..., Tân Phước có vùng chuyên canh khoai mỡ lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Gần đây, bà con với tư duy nhạy bén trong làm ăn, tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mạnh dạn phát triển và nhân rộng những mô hình làm ăn mới mang tính hiệu quả bền vững như VAC, chăn nuôi theo mô hình trang trại, trồng dứa phụng (một loại dứa cảnh) cung ứng cho thị trường hoa cảnh Tết...
Có một đánh giá không phải không có cơ sở. Đó là Tân Phước đi sau nhưng về trước trên con đường phát triển bởi lẽ chỉ sau hơn 20 năm đẩy mạnh công cuộc tiến công chinh phục Đồng Tháp Mười và 11 năm thành lập huyện, địa phương đã tiến một bước dài hướng đến mục đích phồn vinh và thịnh vượng.
Còn theo thống kê của Hội Nông dân huyện Tân Phước, trong năm qua, toàn huyện bình chọn được 1.737 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi ba cấp. Theo ông Trương Văn Tuôi, Bí thư huyện ủy Tân Phước, 35 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, diện mạo Đồng Tháp Mười nói chung và Tân Phước nói riêng thay đổi đến tận gốc rễ.
Từ mảnh đất hoang hóa, nhiễm phèn nặng, thiên nhiên khắt nghiệt, không mấy bóng người lai vãng, miền đất này đã khoác lên mình một màu áo mới xanh tươi, trù mật. Đi đâu cũng thấy màu xanh ngút ngàn của dứa, của khoai, của rau màu, của lúa năng suất cao trải dài mút mắt.
Điểm xuyết cho bức trang quê thêm phần tươi thắm là những mái ngói đỏ, những dãy trường học khang trang, hàng hàng lớp lớp cọc ăngten tivi. Đường sá giao thông - thủy lợi phát triển đều khắp phục vụ giao thương, dẫn thủy nhập điền, cải tạo đất đại, tạo tiền đề cho những mùa vụ bội thu.
Để có được thành quả trên, ông Trương Văn Tuôi khẳng định, chủ trương đúng và các chính sách phù hợp của Đảng, Nhà nước tạo sự đồng thuận trong nhân dân, là sức mạnh tổng hợp biến khát vọng giàu có của miền đất đầy khó khăn năm nào sớm trở thành hiện thực.
Hẳn nhiều người không quên những năm tháng chưa xa, khi hàng đoàn xáng cạp nối đuôi thẳng tiến Đồng Tháp Mười. Nơi nào xáng đi qua là kênh mương thẳng tắp đem nguồn nước ngọt mát lành rửa phèn, cải tạo đất đai, mở ra cơ hội để bà con trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng những mô hình mới trên vùng kinh tế mới. Rồi đường sá, cầu cống được xây dựng tỏa đến những địa bàn xa xôi nhất, khó khăn nhất. Đó chính là nền tảng vững chắc cho một Tân Phước sớm phồn thịnh hôm nay cũng như trong tương lai.
Chỉ tính trong giai đoạn 5 năm gần đây nhất (2006-2010), huyện Tân Phước đã đầu tư 587 tỷ đồng kiến thiết hạ tầng nông thôn: điện – đường – trường – trạm. Nhờ vậy, cơ bản hoàn thiện mạng giao thông nông thôn, mạng lưới thủy lợi nội đồng phục vụ vùng chuyên canh, đưa điện lưới quốc gia đến 100% số xã, thị trấn, đưa nước sạch phục vụ tận hộ nhân dân.
Hiện nay, tỷ lệ hộ dân có điện dùng trong sinh hoạt và sản xuất đạt trên 97%, 84% hộ dân có nước sạch sử dụng - một điều mới cách đây chưa xa còn rất xa lạ trong trí tưởng của nhiều người.
Mới đây, tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV vào giữa năm 2010, Đảng bộ Tân Phước vạch ra phương hướng cụ thể cho giai đoạn 2010-2015. Đó là đảm bảo tăng trưởng bình quân 16,05% năm giai đoạn 2010-2015, huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên 3.500 tỷ đồng, nâng thu nhập bình quân đầu người lên mức 1.200 USD/năm. Đến năm 2020 phấn đấu đạt tăng trưởng bình quân 16,8%/năm, nâng thu nhập bình quân đầu người lên mức 2.481 USD/năm.
Nhiều chương trình kinh tế trọng điểm được triển khai tiếp nối và phát huy chương trình khai hoang Đồng Tháp Mười khi xưa là chương trình xây dựng nông thôn mới; phát triển công nghiệp, dịch vụ; chương trình phát triển nguồn nhân lực.
Mới đây, xã Tân Hòa Thành (Tân Phước) được tỉnh dự kiến đưa vào danh sách 10 xã thí điểm xây dựng các tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2010-2015. Được biết, để đưa vào danh sách trên, hai yêu cầu cơ bản được đặt ra đầu tiên là xã văn hóa và xã có hạ tầng nông thôn hoàn thiện.
Còn không lâu nữa là Tết Tân Mão đồng thời trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng bộ và nhân dân Tân Phước nói riêng, Đảng bộ và nhân dân Tiền Giang nói chung đúc kết được những bài học thực tiễn quý trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh; phát huy tốt các tiềm năng đất đai, lao động, ngành nghề vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, hội nhập và đổi mới.
Bài học quan trọng nhất là khi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đạt được sự đồng thuận trong nhân dân, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân đi vào đời sống sẽ mang lại những hiệu ứng toàn diện. Chương trình Khai hoang Đồng Tháp Mười là một minh chứng, đã biến vùng đất khát nở hoa./.
Minh Trí (TTXVN/Vietnam+)