Lần thứ 4 Hội Thẻ Việt Nam đề xuất sẽ thu phí rút tiền ATM nội mạng và nâng mức phí rút tiền ATM khác mạng từ 3.300 đồng lên 5.500 đồng/lần. Tuy nhiên, lần đề xuất này cũng như 3 lần trước đã không nhận được sự hưởng ứng của khách hàng cũng như một số chuyên gia ngân hàng.
Ngân hàng kêu lỗ
Bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, cho biết tại Hội nghị thường niên Hội thẻ vừa qua, tất cả các ngân hàng thành viên đều động thuận tăng phí giao dịch rút tiền mặt ngoại mạng tại máy ATM lên mức 5.500 đồng/giao dịch thay cho mức 3.300 đồng/giao dịch như hiện nay và các ngân hàng cũng đồng thuận kiến nghị thu phí giao dịch ATM nội mạng.
Theo bà Hà, việc thu phí giao dịch rút tiền mặt ngoại mạng tại ATM được thực hiện trước hết là vì chính các ngân hàng có máy ATM phải thanh toán phí cho tổ chức chuyển mạch thẻ. Cụ thể, trong 3.000 đồng tiền phí/giao dịch thu tiền mặt ngoại mạng (chưa tính thuế VAT) hiện các ngân hàng đang thu của chủ thẻ, thì 1.500 đồng được chuyển cho các tổ chức chuyển mạch thẻ. Như vậy, bản thân ngân hàng thanh toán chỉ còn được 1.500 đồng/giao dịch.
"So với mức chi phí bình quân mà ngân hàng thanh toán phải bỏ ra cho mỗi giao dịch tại ATM là trên 7.000 đồng thì con số bù lỗ cho các ngân hàng giao dịch ngoại mạng mà ngân hàng có máy ATM phải gánh chịu từ trước đến nay là quá lớn. Do đó nếu các ngân hàng có tăng mức phí trên thì cũng chỉ là để giảm bớt một phần nào đó các khoản bù lỗ hiện nay mà thôi," bà Hà nhấn mạnh.
Bà Hà cũng cho biết thêm, Hiệp hội sẽ không đề nghị với Ngân hàng Nhà nước về việc thu phí bởi lẽ việc thu phí là quyền lợi của các ngân hàng.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, việc các ngân hàng liên minh với nhau bàn bạc để cùng đưa ra một mức phí được xem là vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh. Tại khoản 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh nêu rõ: “Cấm các tổ chức, cá nhân kinh doanh thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” khi hàng hóa, dịch vụ họ kinh doanh là độc quyền. Các chuyên gia cho rằng, việc các ngân hàng dưới sự chủ trì của Hội Thẻ cùng nhau bàn thảo và đưa ra một mức phí rút tiền là tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các ngân hàng, gây thiệt hại cho người sử dụng thẻ. Dù mức phí của ngân hàng đưa ra có hợp lý thì cũng khiến người sử dụng thẻ không thấy thoải mái khi có sự liên kết của các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Trả phí cho chính tiền của mình
Dường như đã lường trước được phản ứng của khách hàng nhưng các ngân hàng vẫn đề xuất như một chiến thuật "nói lâu thành quen" để thử thái độ và để người dân chuẩn bị dần tâm lý, làm quen với việc thu phí ngân hàng như một tất yếu sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin trên được đăng tải trên các báo, nhiều khách hàng và chuyên gia bức xúc lên tiếng phản đối kế hoạch này của Hội thẻ Việt Nam.
Chị Vũ Thu Nga ở phường Kim Liên (Hà Nội) cho biết, trước đây các ngân hàng hô hào, thậm chí nhờ Nhà nước khuyến khích, bắt buộc chi trả lương qua tài khoản để tận dụng các hệ thống mà mình đã đầu tư, và tăng tính thanh khoản cho mình. Bây giờ các ngân hàng đòi thu phí trên lương của những công nhân, người thu nhập thấp...
"Việc thu phí rút tiền đối với ngân hàng ngoài hệ thống phát hành thẻ thì là đúng, nhưng với ngân hàng mà mình đã gửi tiền vào đấy, bây giờ rút ra mà lại bị thu tiền thì không thể chấp nhận được," chị Nga bức xúc.
Còn anh Nguyễn Văn Nam ở Thành Công - Ba Đình lại cho rằng, các ngân hàng kêu lỗ vì dịch vụ thẻ ATM, nhưng theo tôi hiện cả nước có hơn 32 triệu thẻ, theo quy định số dư tối thiểu là 50 ngàn đồng, như vậy các ngân hàng đã và đang chiếm dụng của các chủ thẻ là 1600 tỷ đồng. Với lãi suất là 14% thì ngân hàng đã lãi như thế nào rồi so với lãi suất 2,4% các chủ thẻ được hưởng.
Chưa kể đến không phải lúc nào khách hàng cứ có lương là rút hết tiền về ngay mà nhiều người chưa dùng đến tiền thì cứ để ở ATM. Như vậy, số tiền đó ngân hàng đã có thể dùng vào việc khác để sinh lời.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận được sự tiện lợi khi sử dụng ATM hiện nay, ATM đã giúp cho ví tiền của người dân đỡ bị cộm khi phải thủ nhiều tiền trong đó; ATM cũng giúp cho khoảng cách về địa lý được gần hơn. Nếu bạn ở Hà Nội mà người thân của bạn ở tận Thành phố Hồ Chí Minh mà cần tiền thì chỉ trong vòng vài phút là người thân đã nhận được tiền nhưng với điều kiện thẻ phải cùng một hệ thống.
Thế nhưng nhiều người dùng thẻ ATM cũng không ít lần vô cớ bị nhận sự bực mình. Những ai xài ATM chắc không ít lần vội đi công việc cần phải rút tiền mà máy ATM chỗ thì thông báo “máy tạm thời không giao dịch”, chỗ thì “giao dịch không hoàn thành”… Những dòng chữ này đọc thì có vẻ lịch sự đó nhưng thực chất là máy đang hết tiền, hoặc kẹt mạng! Khổ chủ phải mướt mồ hôi chạy lòng vòng có khi cả giờ đồng hồ qua nhiều tuyến đường mới rút được tiền! Như vậy vẫn còn may mắn, không ít trường hợp còn bị trừ oan bạc triệu mà khiếu nại rất mệt nhọc.
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, theo chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh thanh toán qua tài khoản, hạn chế thanh toán tiền mặt, nếu thu phí rút tiền sẽ rất khó đạt được chủ trương này.
Ông Kiêm thẳng thắn, đứng ở góc độ quyền lợi của người lao động, không lẽ họ lại phải trả phí ngay cả khi sử dụng tiền công của mình. Đó là chưa nói có nhiều người cũng đang phải trả thêm cả thuế thu nhập cá nhân. Theo tôi, đây là gánh nặng không đáng có. Chính vì vậy Ngân hàng Nhà nước, thậm chí ngay cả Chính phủ cần phải có ý kiến về việc này để nhằm đạt mục đích lớn mà chúng ta hướng tới là thanh toán không dùng tiền mặt. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước cần phải có can thiệp, có ý kiến về việc này chứ không thể để các ngân hàng thương mại điều chỉnh theo ý của họ dù mức này có hợp lý.
"Hầu hết người nhận lương qua tài khoản ATM là người làm công ăn lương và cán bộ hưu trí… Trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay, tiền lương của những đối tượng này đã quá eo hẹp, ít ỏi mà giờ lại bị những áp lực từ việc thu phí thì theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cần phải xem xét thật thấu đáo việc này," ông Kiêm nhấn mạnh.
Về việc thu phí thẻ liên mạng, một chuyên gia thẻ của Tổ chức Visa quốc tế tại Việt Nam, cho rằng việc thu phí thẻ nên làm, nhưng phải thực hiện song song hai chiều, sòng phẳng với người sử dụng thẻ. Không nên chỉ đưa ra phương án thu phí của người dùng thẻ, không đưa ra bất kỳ một quyền lợi đi kèm khi tăng phí. Chẳng hạn, hiện rút tiền 3.300 đồng/lần giao dịch, nhưng nếu không rút được do sự cố đường truyền sẽ cam kết với khách hàng ra sao? Trong trường hợp bị nuốt thẻ, khách hàng cần có sự hỗ trợ của ngân hàng để lấy thẻ ngay, chứ như hiện nay thủ tục khai báo thủ tục khai báo, ký giấy tời... chờ đợi lấy lại thẻ rất mất thời gian và rất phiền phức./.
Ngân hàng kêu lỗ
Bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, cho biết tại Hội nghị thường niên Hội thẻ vừa qua, tất cả các ngân hàng thành viên đều động thuận tăng phí giao dịch rút tiền mặt ngoại mạng tại máy ATM lên mức 5.500 đồng/giao dịch thay cho mức 3.300 đồng/giao dịch như hiện nay và các ngân hàng cũng đồng thuận kiến nghị thu phí giao dịch ATM nội mạng.
Theo bà Hà, việc thu phí giao dịch rút tiền mặt ngoại mạng tại ATM được thực hiện trước hết là vì chính các ngân hàng có máy ATM phải thanh toán phí cho tổ chức chuyển mạch thẻ. Cụ thể, trong 3.000 đồng tiền phí/giao dịch thu tiền mặt ngoại mạng (chưa tính thuế VAT) hiện các ngân hàng đang thu của chủ thẻ, thì 1.500 đồng được chuyển cho các tổ chức chuyển mạch thẻ. Như vậy, bản thân ngân hàng thanh toán chỉ còn được 1.500 đồng/giao dịch.
"So với mức chi phí bình quân mà ngân hàng thanh toán phải bỏ ra cho mỗi giao dịch tại ATM là trên 7.000 đồng thì con số bù lỗ cho các ngân hàng giao dịch ngoại mạng mà ngân hàng có máy ATM phải gánh chịu từ trước đến nay là quá lớn. Do đó nếu các ngân hàng có tăng mức phí trên thì cũng chỉ là để giảm bớt một phần nào đó các khoản bù lỗ hiện nay mà thôi," bà Hà nhấn mạnh.
Bà Hà cũng cho biết thêm, Hiệp hội sẽ không đề nghị với Ngân hàng Nhà nước về việc thu phí bởi lẽ việc thu phí là quyền lợi của các ngân hàng.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, việc các ngân hàng liên minh với nhau bàn bạc để cùng đưa ra một mức phí được xem là vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh. Tại khoản 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh nêu rõ: “Cấm các tổ chức, cá nhân kinh doanh thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” khi hàng hóa, dịch vụ họ kinh doanh là độc quyền. Các chuyên gia cho rằng, việc các ngân hàng dưới sự chủ trì của Hội Thẻ cùng nhau bàn thảo và đưa ra một mức phí rút tiền là tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các ngân hàng, gây thiệt hại cho người sử dụng thẻ. Dù mức phí của ngân hàng đưa ra có hợp lý thì cũng khiến người sử dụng thẻ không thấy thoải mái khi có sự liên kết của các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Trả phí cho chính tiền của mình
Dường như đã lường trước được phản ứng của khách hàng nhưng các ngân hàng vẫn đề xuất như một chiến thuật "nói lâu thành quen" để thử thái độ và để người dân chuẩn bị dần tâm lý, làm quen với việc thu phí ngân hàng như một tất yếu sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin trên được đăng tải trên các báo, nhiều khách hàng và chuyên gia bức xúc lên tiếng phản đối kế hoạch này của Hội thẻ Việt Nam.
Chị Vũ Thu Nga ở phường Kim Liên (Hà Nội) cho biết, trước đây các ngân hàng hô hào, thậm chí nhờ Nhà nước khuyến khích, bắt buộc chi trả lương qua tài khoản để tận dụng các hệ thống mà mình đã đầu tư, và tăng tính thanh khoản cho mình. Bây giờ các ngân hàng đòi thu phí trên lương của những công nhân, người thu nhập thấp...
"Việc thu phí rút tiền đối với ngân hàng ngoài hệ thống phát hành thẻ thì là đúng, nhưng với ngân hàng mà mình đã gửi tiền vào đấy, bây giờ rút ra mà lại bị thu tiền thì không thể chấp nhận được," chị Nga bức xúc.
Còn anh Nguyễn Văn Nam ở Thành Công - Ba Đình lại cho rằng, các ngân hàng kêu lỗ vì dịch vụ thẻ ATM, nhưng theo tôi hiện cả nước có hơn 32 triệu thẻ, theo quy định số dư tối thiểu là 50 ngàn đồng, như vậy các ngân hàng đã và đang chiếm dụng của các chủ thẻ là 1600 tỷ đồng. Với lãi suất là 14% thì ngân hàng đã lãi như thế nào rồi so với lãi suất 2,4% các chủ thẻ được hưởng.
Chưa kể đến không phải lúc nào khách hàng cứ có lương là rút hết tiền về ngay mà nhiều người chưa dùng đến tiền thì cứ để ở ATM. Như vậy, số tiền đó ngân hàng đã có thể dùng vào việc khác để sinh lời.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận được sự tiện lợi khi sử dụng ATM hiện nay, ATM đã giúp cho ví tiền của người dân đỡ bị cộm khi phải thủ nhiều tiền trong đó; ATM cũng giúp cho khoảng cách về địa lý được gần hơn. Nếu bạn ở Hà Nội mà người thân của bạn ở tận Thành phố Hồ Chí Minh mà cần tiền thì chỉ trong vòng vài phút là người thân đã nhận được tiền nhưng với điều kiện thẻ phải cùng một hệ thống.
Thế nhưng nhiều người dùng thẻ ATM cũng không ít lần vô cớ bị nhận sự bực mình. Những ai xài ATM chắc không ít lần vội đi công việc cần phải rút tiền mà máy ATM chỗ thì thông báo “máy tạm thời không giao dịch”, chỗ thì “giao dịch không hoàn thành”… Những dòng chữ này đọc thì có vẻ lịch sự đó nhưng thực chất là máy đang hết tiền, hoặc kẹt mạng! Khổ chủ phải mướt mồ hôi chạy lòng vòng có khi cả giờ đồng hồ qua nhiều tuyến đường mới rút được tiền! Như vậy vẫn còn may mắn, không ít trường hợp còn bị trừ oan bạc triệu mà khiếu nại rất mệt nhọc.
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, theo chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh thanh toán qua tài khoản, hạn chế thanh toán tiền mặt, nếu thu phí rút tiền sẽ rất khó đạt được chủ trương này.
Ông Kiêm thẳng thắn, đứng ở góc độ quyền lợi của người lao động, không lẽ họ lại phải trả phí ngay cả khi sử dụng tiền công của mình. Đó là chưa nói có nhiều người cũng đang phải trả thêm cả thuế thu nhập cá nhân. Theo tôi, đây là gánh nặng không đáng có. Chính vì vậy Ngân hàng Nhà nước, thậm chí ngay cả Chính phủ cần phải có ý kiến về việc này để nhằm đạt mục đích lớn mà chúng ta hướng tới là thanh toán không dùng tiền mặt. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước cần phải có can thiệp, có ý kiến về việc này chứ không thể để các ngân hàng thương mại điều chỉnh theo ý của họ dù mức này có hợp lý.
"Hầu hết người nhận lương qua tài khoản ATM là người làm công ăn lương và cán bộ hưu trí… Trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay, tiền lương của những đối tượng này đã quá eo hẹp, ít ỏi mà giờ lại bị những áp lực từ việc thu phí thì theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cần phải xem xét thật thấu đáo việc này," ông Kiêm nhấn mạnh.
Về việc thu phí thẻ liên mạng, một chuyên gia thẻ của Tổ chức Visa quốc tế tại Việt Nam, cho rằng việc thu phí thẻ nên làm, nhưng phải thực hiện song song hai chiều, sòng phẳng với người sử dụng thẻ. Không nên chỉ đưa ra phương án thu phí của người dùng thẻ, không đưa ra bất kỳ một quyền lợi đi kèm khi tăng phí. Chẳng hạn, hiện rút tiền 3.300 đồng/lần giao dịch, nhưng nếu không rút được do sự cố đường truyền sẽ cam kết với khách hàng ra sao? Trong trường hợp bị nuốt thẻ, khách hàng cần có sự hỗ trợ của ngân hàng để lấy thẻ ngay, chứ như hiện nay thủ tục khai báo thủ tục khai báo, ký giấy tời... chờ đợi lấy lại thẻ rất mất thời gian và rất phiền phức./.
Minh Thúy (Vietnam+)