Theo điều kiện đi kèm gói cứu trợ mà các nhà cho vay quốc tế dành cho Cộng hòa Síp, những khách hàng lớn gửi tiền vào Bank of Cyprus (BoC), ngân hàng lớn nhất của nước này, đang đối mặt với khả năng mất tới 60% số tiền của họ, cao hơn rất nhiều so với ước tính ban đầu.
Ngân hàng trung ương Síp cho biết tổi thiểu là 37,5% số tiền gửi trên 100.000 euro (128.000 USD) sẽ được chuyển sang cổ phiếu và 22,5% trong số tiền gửi này sẽ được giữ lại cho đến khi các nhà chức trách nhận thấy họ có thể đáp ứng được điều kiện cứu trợ. Quyết định cuối cùng về tỷ lệ % mà người gửi tiền bị "mất" sẽ được đưa ra trong 3 tháng tới.
Trước đó, theo thỏa thuận đạt được tại Brussels hôm 25/3, Síp phải tự huy động 5,8 tỷ euro, để nhận được gói cứu trợ trị giá 10 tỷ euro từ bộ ba chủ nợ gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Liên minh châu Âu (EU). Để huy động đủ tiền, Síp sẽ đóng cửa Laiki, ngân hàng lớn thứ hai của Síp và buộc những người có lượng tiền gửi trên 100.000 euro phải chịu thua thiệt.
[Những cái giá phải trả khi Síp thoát nguy cơ vỡ nợ]
Một tờ báo tại Hy Lạp cho hay BoC, Laiki và Hellenic Bank, ngân hàng lớn thứ ba tại Síp, đã thông báo xóa các khoản nợ trị giá hàng triệu euro trong vòng 5 năm qua cho các nhà lập pháp, công ty và chính quyền địa phương.
Bộ trưởng Tài chính Síp Michalis Sarris khẳng định quyết định xóa nợ này là một hoạt động bình thường của ngân hàng và không có gì bất thường cả.
Ngày 29/3, Ngân hàng trung ương Síp đã dỡ bỏ mọi hạn chế về thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nội địa, vốn được áp đặt do những quan ngại về "cạn tiền ngân hàng" sau khi Nicosia nhận được gói cứu trợ của "bộ ba" chủ nợ quốc tế.
Ngân hàng trung ương Síp đã đưa ra thông báo mới về kiểm soát vốn, theo đó thay đổi các hạn chế được ban bố hôm 27/3 về cấm mọi sự thanh toán và chuyển tiền nội địa quá 5.000 euro (6.400 USD) mà không được nhà chức trách cho phép. Tuy nhiên, một số biện pháp hạn chế khác như chỉ được phép rút 300 euro/ngày, cấm lĩnh tiền bằng séc và người dân khi đi nước ngoài không được phép mang theo hơn 1.000 euro... vẫn còn hiệu lực.
Các biện pháp kiểm soát siết chặt này sẽ được Ngân hàng trung ương tiến hành xem xét hàng ngày và ra quyết định "tăng cường hay nói lỏng" đối với từng trường hợp cụ thể hướng tới mục tiêu đảm bảo hệ thống tài chính Síp an toàn và ổn định./.
Ngân hàng trung ương Síp cho biết tổi thiểu là 37,5% số tiền gửi trên 100.000 euro (128.000 USD) sẽ được chuyển sang cổ phiếu và 22,5% trong số tiền gửi này sẽ được giữ lại cho đến khi các nhà chức trách nhận thấy họ có thể đáp ứng được điều kiện cứu trợ. Quyết định cuối cùng về tỷ lệ % mà người gửi tiền bị "mất" sẽ được đưa ra trong 3 tháng tới.
Trước đó, theo thỏa thuận đạt được tại Brussels hôm 25/3, Síp phải tự huy động 5,8 tỷ euro, để nhận được gói cứu trợ trị giá 10 tỷ euro từ bộ ba chủ nợ gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Liên minh châu Âu (EU). Để huy động đủ tiền, Síp sẽ đóng cửa Laiki, ngân hàng lớn thứ hai của Síp và buộc những người có lượng tiền gửi trên 100.000 euro phải chịu thua thiệt.
[Những cái giá phải trả khi Síp thoát nguy cơ vỡ nợ]
Một tờ báo tại Hy Lạp cho hay BoC, Laiki và Hellenic Bank, ngân hàng lớn thứ ba tại Síp, đã thông báo xóa các khoản nợ trị giá hàng triệu euro trong vòng 5 năm qua cho các nhà lập pháp, công ty và chính quyền địa phương.
Bộ trưởng Tài chính Síp Michalis Sarris khẳng định quyết định xóa nợ này là một hoạt động bình thường của ngân hàng và không có gì bất thường cả.
Ngày 29/3, Ngân hàng trung ương Síp đã dỡ bỏ mọi hạn chế về thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nội địa, vốn được áp đặt do những quan ngại về "cạn tiền ngân hàng" sau khi Nicosia nhận được gói cứu trợ của "bộ ba" chủ nợ quốc tế.
Ngân hàng trung ương Síp đã đưa ra thông báo mới về kiểm soát vốn, theo đó thay đổi các hạn chế được ban bố hôm 27/3 về cấm mọi sự thanh toán và chuyển tiền nội địa quá 5.000 euro (6.400 USD) mà không được nhà chức trách cho phép. Tuy nhiên, một số biện pháp hạn chế khác như chỉ được phép rút 300 euro/ngày, cấm lĩnh tiền bằng séc và người dân khi đi nước ngoài không được phép mang theo hơn 1.000 euro... vẫn còn hiệu lực.
Các biện pháp kiểm soát siết chặt này sẽ được Ngân hàng trung ương tiến hành xem xét hàng ngày và ra quyết định "tăng cường hay nói lỏng" đối với từng trường hợp cụ thể hướng tới mục tiêu đảm bảo hệ thống tài chính Síp an toàn và ổn định./.
Trà My (TTXVN)