Khách du lịch thích thú với quán cà phê toàn... rác giữa phố cổ Hà Nội
Một quán cà phê ngay giữa lòng phố cổ Hà Nội thu hút khách du lịch với hàng ngàn món đồ được tái chế từ những nguyên vật liệu bỏ đi.
PV
Ẩn sâu trong một ngõ nhỏ trên con phố Hàng Tre tấp nập, anh Nguyễn Văn Thơ, 35 tuổi, đã tạo ra một không gian sống động từ những đầu máy cày cũ, máy tuốt, bánh xe, bóng đèn đến những chai thủy tinh. (Ảnh: Vietnam+)
Chỉ cần chổi, màu vẽ, là có thể tái chế, những chai nước đã biến thành những món đồ trang trí vô cùng đẹp mắt, thậm chí còn có thể tạo cả một phần nội thất độc lạ cho căn nhà của mình. (Ảnh: Vietnam+)
Không chỉ có chai nhựa mà cả nhôm đồng nát sắt vụn, lốp xe, đều có thể được hóa thân thành những món đồ đẹp mà lại hữu dụng như lốp xe thành mặt bàn, can nhựa thành giỏ hoa, bình nước thành đèn. (Ảnh: Vietnam+)
Để dựng lên cả một quán cà phê 3 tầng tất cả từ đồ tái chế là một công việc không hề đơn giản, đó không chỉ là sự kỳ công, sáng tạo, mà còn là cả sự tỉ mẩn tận tâm của người chủ quán. (Ảnh: Vietnam+)
Những chai lọ hay đồ dùng bỏ đi sau khi được thu thập về sẽ được làm sạch, phơi khô, là có thể sẵn sàng được hồi sinh thành nhiều vật dụng khác nhau. (Ảnh: Vietnam+)
Những chai thủy tinh có thể được cắt ra làm thành cốc hoặc biến thành cả một chiếc đèn chùm nghệ thuật tuyệt đẹp. (Ảnh: Vietnam+)
Theo chủ quán, rác thải là nguồn nguyên liệu quá dồi dào. Và, quan trọng nhất chính là ý tưởng và công sức đi tìm kiếm phế liệu, để biến những vật bỏ đi trở thành những thứ làm đẹp thêm cho cuộc sống. (Ảnh: Vietnam+)
Không chỉ miệt mài hồi sinh cho hàng ngàn món đồ bỏ đi, anh Nguyễn Văn Thơ chủ quán còn thường xuyên tổ chức những buổi hướng dẫn cách tái chế rác thải cho các em học sinh từ rất nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh: Vietnam+)
Hình ảnh khách hàng đến đây cầm theo những chai nhựa không hiếm gặp. Để khích lệ mọi người tái chế và không xả rác bừa bãi, cứ ai mang chai nhựa đến đây thì đều được giảm giá 15-20% đồ uống của quán. (Ảnh: Vietnam+)
Với tôn chỉ hoạt động "reduce - reuse - recycle" (giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế), chủ quán mong rằng nơi đây sẽ đóng góp được phần nào trong việc bảo vệ môi trường, cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng, lan tỏa được thông điệp bảo vệ thiên nhiên đến với mọi người. (Ảnh: Vietnam+)
Việt Nam đang triển khai nhiều dự án nhằm tái chế rác thải nhựa và góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn để tạo nên xu hướng sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và thay đổi nhận thức bảo vệ môi trường.
Việt Nam và Ấn Độ là hai nước được lựa chọn làm điển hình báo cáo về phương pháp tiếp cận mới trong xử lý rác thải đại dương thông qua các dự án do Đức hỗ trợ.
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng yêu cầu ngành chức năng khẩn trương đầu tư mua sắm các thiết bị phương tiện, huy động xã hội hóa đảm bảo cho việc triển khai phân loại rác tai nguồn hiệu quả trong năm 2020.