Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 17, chiều 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII của Quốc hội.
Khắc phục tình trạng chậm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành
Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ tháng 6/2012 đến nay, nhiều ý kiến tán thành với thẩm tra của Ủy ban Pháp luật cho rằng công tác xây dựng pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, số lượng các dự án đề nghị bổ sung và điều chỉnh còn lớn; chất lượng chuẩn bị một số dự án còn nhiều hạn chế.
Theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nội dung của nhiều luật, pháp lệnh mang tính nguyên tắc, phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết mới có thể đi vào cuộc sống nhưng các văn bản này không được ban hành bảo đảm tiến độ.
Tán thành với ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần làm rõ trách nhiệm trong việc chậm trễ ban hành Nghị định hướng dẫn để chính sách sớm đi vào cuộc sống.
Trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội và ý kiến của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Pháp luật kiến nghị bổ sung 9 dự án vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Công an Nhân dân (sửa đổi); Luật việc làm; Luật hộ tịch; Luật đầu tư công; Luật đấu thầu (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp; Nghị quyết của Quốc hội ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoặc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 928/2010/Ủy ban Thường vụ Quốc hội10 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên.
Qua thảo luận, một số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần cân nhắc thêm việc bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 6 vì phải bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ được thông qua vào cuối năm nay.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các dự án dự kiến đưa vào chương trình cần đảm bảo sự đồng bộ giữa luật với Hiến pháp và giữa các luật với nhau. Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị việc sửa đổi hai dự án này phải bám sát Kết luận của Bộ Chính trị và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo hướng quy định chặt chẽ, cụ thể hơn việc phong, thăng quân hàm cấp tướng.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị xem xét lại việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp vì nội dung chỉ quy định điều chỉnh thời gian cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với đề nghị của Chính phủ, lùi thời hạn trình Quốc hội cho ý kiến các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật hải quan (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong quá trình tổng kết thi hành các luật này và chuẩn bị các dự án có nhiều vấn đề mới phát sinh, có nhiều hạn chế, bất cập cần có thời gian nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để bảo đảm chất lượng các dự án luật.
Năm 2014 ưu tiên các dự án luật, pháp lệnh về tổ chức bộ máy, phục vụ tái cơ cấu kinh tế
Xác định năm 2014 là năm tập trung hoàn thiện thể chế sau khi Hiến pháp 1992 sửa đổi được thông qua, Chính phủ đề xuất đưa vào Chương trình năm 2014 số lượng khá lớn là 55 dự án; bên cạnh đó là các dự án theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014 gồm 37 dự án luật trong chương trình chính thức; 21 dự án luật trong chương trình chuẩn bị.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, năm 2014 cần ưu tiên cho việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước; các luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các dự án phục vụ việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Mặt khác, kiên quyết không đưa vào Chương trình 2014 những dự án chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh năm 2014 chỉ đưa vào chương trình những dự án thật cần thiết, hệ trọng, chuẩn bị tốt, chất lượng nhằm thể chế hóa nội dung được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, năm 2014 nên tập trung vào các dự án phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế như: Luật xây dựng (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)... Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Giàu, một dự án luật quan trọng là Luật Quy hoạch có vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế lại chỉ được đưa vào chương trình chuẩn bị là chưa phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị đưa dự án Luật căn cước vào chương trình chính thức vì Luật này sẽ phục vụ cho nhu cầu quản lý dân cư phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. Mặt khác, một số phương thức quản lý dân cư mới đang được Chính phủ triển khai và đã chứng minh được hiệu quả.
Một số ý kiến đề nghị đưa dự án Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý vào chương trình chuẩn bị để Chính phủ có thời gian chuẩn bị chất lượng. Mặt khác, đây là vấn đề nhạy cảm, cần được chuẩn bị tốt rồi mới đưa vào chương trình làm việc chính thức, sau khi thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi.
Ngày mai, 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi); Tờ trình của Chính phủ về một số giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và một số vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp./.
Khắc phục tình trạng chậm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành
Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ tháng 6/2012 đến nay, nhiều ý kiến tán thành với thẩm tra của Ủy ban Pháp luật cho rằng công tác xây dựng pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, số lượng các dự án đề nghị bổ sung và điều chỉnh còn lớn; chất lượng chuẩn bị một số dự án còn nhiều hạn chế.
Theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nội dung của nhiều luật, pháp lệnh mang tính nguyên tắc, phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết mới có thể đi vào cuộc sống nhưng các văn bản này không được ban hành bảo đảm tiến độ.
Tán thành với ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần làm rõ trách nhiệm trong việc chậm trễ ban hành Nghị định hướng dẫn để chính sách sớm đi vào cuộc sống.
Trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội và ý kiến của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Pháp luật kiến nghị bổ sung 9 dự án vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Công an Nhân dân (sửa đổi); Luật việc làm; Luật hộ tịch; Luật đầu tư công; Luật đấu thầu (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp; Nghị quyết của Quốc hội ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoặc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 928/2010/Ủy ban Thường vụ Quốc hội10 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên.
Qua thảo luận, một số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần cân nhắc thêm việc bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 6 vì phải bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ được thông qua vào cuối năm nay.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các dự án dự kiến đưa vào chương trình cần đảm bảo sự đồng bộ giữa luật với Hiến pháp và giữa các luật với nhau. Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị việc sửa đổi hai dự án này phải bám sát Kết luận của Bộ Chính trị và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo hướng quy định chặt chẽ, cụ thể hơn việc phong, thăng quân hàm cấp tướng.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị xem xét lại việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp vì nội dung chỉ quy định điều chỉnh thời gian cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với đề nghị của Chính phủ, lùi thời hạn trình Quốc hội cho ý kiến các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật hải quan (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong quá trình tổng kết thi hành các luật này và chuẩn bị các dự án có nhiều vấn đề mới phát sinh, có nhiều hạn chế, bất cập cần có thời gian nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để bảo đảm chất lượng các dự án luật.
Năm 2014 ưu tiên các dự án luật, pháp lệnh về tổ chức bộ máy, phục vụ tái cơ cấu kinh tế
Xác định năm 2014 là năm tập trung hoàn thiện thể chế sau khi Hiến pháp 1992 sửa đổi được thông qua, Chính phủ đề xuất đưa vào Chương trình năm 2014 số lượng khá lớn là 55 dự án; bên cạnh đó là các dự án theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014 gồm 37 dự án luật trong chương trình chính thức; 21 dự án luật trong chương trình chuẩn bị.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, năm 2014 cần ưu tiên cho việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước; các luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các dự án phục vụ việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Mặt khác, kiên quyết không đưa vào Chương trình 2014 những dự án chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh năm 2014 chỉ đưa vào chương trình những dự án thật cần thiết, hệ trọng, chuẩn bị tốt, chất lượng nhằm thể chế hóa nội dung được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, năm 2014 nên tập trung vào các dự án phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế như: Luật xây dựng (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)... Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Giàu, một dự án luật quan trọng là Luật Quy hoạch có vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế lại chỉ được đưa vào chương trình chuẩn bị là chưa phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị đưa dự án Luật căn cước vào chương trình chính thức vì Luật này sẽ phục vụ cho nhu cầu quản lý dân cư phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. Mặt khác, một số phương thức quản lý dân cư mới đang được Chính phủ triển khai và đã chứng minh được hiệu quả.
Một số ý kiến đề nghị đưa dự án Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý vào chương trình chuẩn bị để Chính phủ có thời gian chuẩn bị chất lượng. Mặt khác, đây là vấn đề nhạy cảm, cần được chuẩn bị tốt rồi mới đưa vào chương trình làm việc chính thức, sau khi thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi.
Ngày mai, 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi); Tờ trình của Chính phủ về một số giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và một số vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp./.
Thanh Hòa (TTXVN)