Ngày 20/6, Sở Giao thông Vận tải, Hội Cầu đường cảng Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) tổ chức hội thảo “Đánh giá tổng quan về những nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng hư hỏng mặt đường bêtông nhựa trên các tuyến chính khu vực phía Nam.”
Hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực cầu đường, đại diện Sở Giao thông Vận tải các tỉnh phía Nam và các nhà thầu.
Tại hội thảo, nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hư hỏng mặt đường bêtông nhựa đã được chỉ ra như do nền đất yếu xử lý chưa triệt để, chất lượng đồ án thiết kế chưa cao, biện pháp thi công chưa tốt, các công trình ngầm chưa được thi công đồng bộ, cùng địa điểm mà chủ yếu đào cắt sau khi mặt đường đã hoàn thiện, mặt đường thường xuyên ngập nước, công tác duy tu bảo dưỡng chưa được quan tâm, vị trí sửa chữa mối nối không đồng bộ giữa vật liệu cũ và mới…
Đặc biệt, nhiều ý kiến cùng thống nhất cho rằng xe trọng tải lớn, xe quá tải là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hư hỏng mặt đường bêtông nhựa.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Hùng, thời gian qua trên các tuyến đường phía Đông cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh có sự gia tăng rất lớn lưu lượng các xe tải trọng nặng khiến mặt đường nhanh chóng xuống cấp, bị hư hỏng.
Theo kỹ sư Vương Hoàng Thanh, lấy lý do cước vận tải quá thấp mà chi phí trên đường quá cao, giá xăng dầu tăng liên tục nên nhiều xe đã cơi nới thùng hàng, chuyên chở khối lượng hàng hóa quá tải so với quy định. Trong khi đó, việc kiểm soát tải trọng xe hầu như không quản lý nổi, dẫn đến các công trình hạ tầng vừa đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Khang cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ tải trọng xe, đồng thời xem lại việc chế tạo bêtông nhựa cũng như tăng cường năng lực của các bên tham gia như ban quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu thi công…
Theo đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO, tình trạng phương tiện lưu thông vượt quá tải đang diễn ra phổ biến. Do vậy, ngoài giải pháp về lựa chọn vật liệu thích hợp, nâng cao vai trò tư vấn và giám sát chất lượng, xây dựng hệ thống thoát nước, cần nghiêm cấm các loại phương tiện quá tải lưu thông.
Theo nhóm tác giả Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), công tác dự báo lưu lượng và tải trọng xe như hiện nay là thiếu tin cậy dẫn đến thiết kế kết cấu áo đường không đảm bảo. Việc chia nhỏ dự án thành nhiều gói thầu dẫn đến nhà thầu thi công manh mún không đủ điều kiện huy động nhân lực, trang thiết bị, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Nhóm tác giả này đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần chú trọng công tác khảo sát, dự báo lưu lượng xe, đặc biệt là xe quá tải để đảm bảo thiết kế kết cấu áo đường phù hợp; áp dụng giải pháp kết cấu bền vững, sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất thi công bêtông nhựa./.
Hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực cầu đường, đại diện Sở Giao thông Vận tải các tỉnh phía Nam và các nhà thầu.
Tại hội thảo, nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hư hỏng mặt đường bêtông nhựa đã được chỉ ra như do nền đất yếu xử lý chưa triệt để, chất lượng đồ án thiết kế chưa cao, biện pháp thi công chưa tốt, các công trình ngầm chưa được thi công đồng bộ, cùng địa điểm mà chủ yếu đào cắt sau khi mặt đường đã hoàn thiện, mặt đường thường xuyên ngập nước, công tác duy tu bảo dưỡng chưa được quan tâm, vị trí sửa chữa mối nối không đồng bộ giữa vật liệu cũ và mới…
Đặc biệt, nhiều ý kiến cùng thống nhất cho rằng xe trọng tải lớn, xe quá tải là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hư hỏng mặt đường bêtông nhựa.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Hùng, thời gian qua trên các tuyến đường phía Đông cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh có sự gia tăng rất lớn lưu lượng các xe tải trọng nặng khiến mặt đường nhanh chóng xuống cấp, bị hư hỏng.
Theo kỹ sư Vương Hoàng Thanh, lấy lý do cước vận tải quá thấp mà chi phí trên đường quá cao, giá xăng dầu tăng liên tục nên nhiều xe đã cơi nới thùng hàng, chuyên chở khối lượng hàng hóa quá tải so với quy định. Trong khi đó, việc kiểm soát tải trọng xe hầu như không quản lý nổi, dẫn đến các công trình hạ tầng vừa đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Khang cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ tải trọng xe, đồng thời xem lại việc chế tạo bêtông nhựa cũng như tăng cường năng lực của các bên tham gia như ban quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu thi công…
Theo đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO, tình trạng phương tiện lưu thông vượt quá tải đang diễn ra phổ biến. Do vậy, ngoài giải pháp về lựa chọn vật liệu thích hợp, nâng cao vai trò tư vấn và giám sát chất lượng, xây dựng hệ thống thoát nước, cần nghiêm cấm các loại phương tiện quá tải lưu thông.
Theo nhóm tác giả Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), công tác dự báo lưu lượng và tải trọng xe như hiện nay là thiếu tin cậy dẫn đến thiết kế kết cấu áo đường không đảm bảo. Việc chia nhỏ dự án thành nhiều gói thầu dẫn đến nhà thầu thi công manh mún không đủ điều kiện huy động nhân lực, trang thiết bị, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Nhóm tác giả này đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần chú trọng công tác khảo sát, dự báo lưu lượng xe, đặc biệt là xe quá tải để đảm bảo thiết kế kết cấu áo đường phù hợp; áp dụng giải pháp kết cấu bền vững, sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất thi công bêtông nhựa./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)