Trước thềm Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 8/5 đã kêu gọi mọi quốc gia hành động nhanh chóng để phê chuẩn và thực hiện tám công ước quốc tế về các tiêu chuẩn lao động cơ bản vào năm 2015.
ILO nhấn mạnh các công ước này là các công cụ thiết yếu để thúc đẩy tiến trình giảm đói nghèo và nâng cao điều kiện sống của người lao động, đồng thời đảm bảo quá trình toàn cầu hóa công bằng hơn.
Khi thế giới bước vào năm 2015, thời hạn chót của tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), nhu cầu thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn lao động cơ bản trở nên cấp thiết và đòi hỏi nỗ lực toàn diện của các quốc gia nhằm đảm bảo người lao động được hưởng bốn quyền trong tiêu chuẩn lao động cơ bản bao gồm không bị lao động cưỡng bức; không bị phân biệt đối xử theo giới tính hoặc tình trạng sức khỏe; không sử dụng lao động trẻ em và trẻ em được bảo vệ y tế đặc biệt cho đến 18 tuổi; quyền được tổ chức và thương lượng tập thể để bảo vệ lợi ích và các quyền của người lao động.
Các quyền này được coi là các điều kiện tối thiểu để đảm bảo phẩm giá con người, phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị lâu dài của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó, các quyền này cũng để xác định lao động không bị coi là hàng hóa.
ILO nêu rõ rằng do tính cấp thiết của việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động cơ bản, nhiều nước thành viên ILO đã đưa các tiêu chuẩn này vào Hiến pháp quốc gia.
Phê chuẩn tám công ước về tiêu chuẩn lao động và đảm bảo các tiêu chuẩn này được thực hiện sẽ giúp cuộc sống của người lao động được cải thiện.
Trong nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, các thị trường công bằng với trách nhiệm xã hội cao và ổn định sẽ tạo ra các lợi thế cạnh tranh. Mọi quốc gia cần đảm bảo rằng các tiêu chuẩn lao động cơ bản được bảo vệ vì lợi ích của người lao động và lợi ích của chính quốc gia mình.
Nhằm thúc đẩy các cam kết phổ cập toàn cầu về các nguyên tắc cơ bản và các quyền của người lao động ở nơi làm việc, ILO đã công bố nghiên cứu về hiện trạng thực hiện các nguyên tắc cơ bản và quyền làm việc, trong đó khẳng định bốn quyền cơ bản của người lao động.
Nghiên cứu này sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị lao động quốc tế lần thứ 101 diễn ra từ 30/5-15/6/2012 tại Geneva, Thụy Sĩ./.
ILO nhấn mạnh các công ước này là các công cụ thiết yếu để thúc đẩy tiến trình giảm đói nghèo và nâng cao điều kiện sống của người lao động, đồng thời đảm bảo quá trình toàn cầu hóa công bằng hơn.
Khi thế giới bước vào năm 2015, thời hạn chót của tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), nhu cầu thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn lao động cơ bản trở nên cấp thiết và đòi hỏi nỗ lực toàn diện của các quốc gia nhằm đảm bảo người lao động được hưởng bốn quyền trong tiêu chuẩn lao động cơ bản bao gồm không bị lao động cưỡng bức; không bị phân biệt đối xử theo giới tính hoặc tình trạng sức khỏe; không sử dụng lao động trẻ em và trẻ em được bảo vệ y tế đặc biệt cho đến 18 tuổi; quyền được tổ chức và thương lượng tập thể để bảo vệ lợi ích và các quyền của người lao động.
Các quyền này được coi là các điều kiện tối thiểu để đảm bảo phẩm giá con người, phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị lâu dài của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó, các quyền này cũng để xác định lao động không bị coi là hàng hóa.
ILO nêu rõ rằng do tính cấp thiết của việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động cơ bản, nhiều nước thành viên ILO đã đưa các tiêu chuẩn này vào Hiến pháp quốc gia.
Phê chuẩn tám công ước về tiêu chuẩn lao động và đảm bảo các tiêu chuẩn này được thực hiện sẽ giúp cuộc sống của người lao động được cải thiện.
Trong nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, các thị trường công bằng với trách nhiệm xã hội cao và ổn định sẽ tạo ra các lợi thế cạnh tranh. Mọi quốc gia cần đảm bảo rằng các tiêu chuẩn lao động cơ bản được bảo vệ vì lợi ích của người lao động và lợi ích của chính quốc gia mình.
Nhằm thúc đẩy các cam kết phổ cập toàn cầu về các nguyên tắc cơ bản và các quyền của người lao động ở nơi làm việc, ILO đã công bố nghiên cứu về hiện trạng thực hiện các nguyên tắc cơ bản và quyền làm việc, trong đó khẳng định bốn quyền cơ bản của người lao động.
Nghiên cứu này sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị lao động quốc tế lần thứ 101 diễn ra từ 30/5-15/6/2012 tại Geneva, Thụy Sĩ./.
(TTXVN)