Ngày 15/2, kết thúc Hội nghị về bệnh phong khu vực Tây Thái Bình Dương tại thủ đô Manila của Philippines, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước khu vực này thực hiện “cú hích cuối cùng” để loại trừ bệnh phong như là mối đe doạ y tế cộng đồng.
WHO nhấn mạnh “cú hích cuối cùng” này cần các cam kết chính trị mạnh mẽ từ các nước trong khu vực.
Theo số liệu của WHO, số lượng các bệnh nhân phong trên thế giới đã giảm từ năm 1991 khi WHO phát động chiến dịch loại trừ bệnh phong với mục tiêu giảm số bệnh nhân phong trên toàn cầu xuống mức chưa đầy 1 người trên 10.000 người. Tuy nhiên, số bệnh nhân phong vẫn tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương với 5.000 ca bệnh mới hàng năm, trong đó 2.000 ca được ghi nhận ở Philippines.
WHO ước tính trong 1/4 thế kỷ qua, thế giới có hơn 15 triệu người mắc bệnh phong với các ổ bệnh lớn ở khu vực Tiểu sa mạc Sahara châu Phi, Nam Phi, Tây Thái Bình Dương và Brazil. Điều đặc biệt lo ngại là hàng năm vẫn có thêm hơn 400 trẻ em mắc căn bệnh này.
WHO kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, các nhân viên y tế và công luận nhận thức rõ ràng rằng bệnh phong tuy là bệnh có thể chữa khỏi, nhưng vẫn gây nhiều đau khổ cho con người. Thế giới đã có thuốc chữa đặc hiệu, có nguồn tri thức lớn về bệnh phong cũng như có thể ngăn chặn bệnh lây truyền từ người này sang người khác. Từ năm 2000, ít nhất 4 triệu người bệnh đã được điều trị khỏi và tốc độ lây truyền bệnh đã giảm hơn 90% trong 2 thập kỷ qua.
Liên hợp quốc cũng kêu gọi các nước loại bỏ tất cả các luật cũng như mọi hình thức phân biệt đối xử với người mắc bệnh phong trên toàn cầu. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã soạn thảo bộ nguyên tắc và hướng dẫn để các nước ban hành các luật bảo vệ người mắc bệnh phong và gia đình họ không bị phân biệt đối xử về y tế, giáo dục, việc làm, hôn nhân và quyền sử dụng các tiện nghi và các địa điểm công cộng./.
WHO nhấn mạnh “cú hích cuối cùng” này cần các cam kết chính trị mạnh mẽ từ các nước trong khu vực.
Theo số liệu của WHO, số lượng các bệnh nhân phong trên thế giới đã giảm từ năm 1991 khi WHO phát động chiến dịch loại trừ bệnh phong với mục tiêu giảm số bệnh nhân phong trên toàn cầu xuống mức chưa đầy 1 người trên 10.000 người. Tuy nhiên, số bệnh nhân phong vẫn tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương với 5.000 ca bệnh mới hàng năm, trong đó 2.000 ca được ghi nhận ở Philippines.
WHO ước tính trong 1/4 thế kỷ qua, thế giới có hơn 15 triệu người mắc bệnh phong với các ổ bệnh lớn ở khu vực Tiểu sa mạc Sahara châu Phi, Nam Phi, Tây Thái Bình Dương và Brazil. Điều đặc biệt lo ngại là hàng năm vẫn có thêm hơn 400 trẻ em mắc căn bệnh này.
WHO kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, các nhân viên y tế và công luận nhận thức rõ ràng rằng bệnh phong tuy là bệnh có thể chữa khỏi, nhưng vẫn gây nhiều đau khổ cho con người. Thế giới đã có thuốc chữa đặc hiệu, có nguồn tri thức lớn về bệnh phong cũng như có thể ngăn chặn bệnh lây truyền từ người này sang người khác. Từ năm 2000, ít nhất 4 triệu người bệnh đã được điều trị khỏi và tốc độ lây truyền bệnh đã giảm hơn 90% trong 2 thập kỷ qua.
Liên hợp quốc cũng kêu gọi các nước loại bỏ tất cả các luật cũng như mọi hình thức phân biệt đối xử với người mắc bệnh phong trên toàn cầu. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã soạn thảo bộ nguyên tắc và hướng dẫn để các nước ban hành các luật bảo vệ người mắc bệnh phong và gia đình họ không bị phân biệt đối xử về y tế, giáo dục, việc làm, hôn nhân và quyền sử dụng các tiện nghi và các địa điểm công cộng./.
(TTXVN/Vietnam+)