Ngày 26/1, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) hiện chưa có bất kỳ nhân tố then chốt nào có thể hỗ trợ cho một đồng tiền thành công.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Cameron đã nhấn mạnh một loạt nhân tố then chốt có thể giúp các đơn vị tiền tệ thành công, bao gồm một ngân hàng trung ương có khả năng đứng vững, một hệ thống tài chính, sự hội nhập kinh tế sâu rộng nhất có thể, khả năng linh hoạt trong việc ứng phó với những cú sốc kinh tế, một hệ thống giao dịch tài chính.
Thủ tướng Cameron cũng cho rằng, nếu các nước có một cấu trúc kinh tế đủ chặt chẽ, chắc chắn sẽ hạn chế được những căng thẳng gia tăng. Ông kêu gọi các nước EU có những hành động mạnh mẽ để thoát khỏi các gánh nặng và giành lại sức cạnh tranh.
Theo thống kê của WEF, có tới hơn một nửa số thành viên EU đang trong tình trạng giảm sức cạnh tranh so với cùng thời điểm này năm ngoái.
Cũng tại diễn đàn, ông Cameron tuyên bố, ông sẽ phản đối bất cứ động thái nào nhằm áp thuế giao dịch tài chính trên phạm vi EU vì điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của "lục địa già," đặc biệt là vấn đề việc làm của người lao động.
Theo Thủ tướng Anh, nếu thuế giao dịch tài chính được áp dụng tại các nước thành viên EU, các ngân hàng cũng như thể chế tài chính đang hoạt động tại London sẽ bị di dời sang các nước khác như Thụy Sĩ hay Trung Quốc để tránh khoản thuế này. Thuế giao dịch tài chính có thể làm giảm 200 tỷ euro GDP của EU và làm mất gần 500.000 việc làm.
Trong khuôn khổ diễn đàn, vai trò của đạo Hồi trong thế giới Arập cũng được thảo luận. Tiến trình hoà bình Trung Đông cũng là vấn đề nằm trong chương trình nghị sự của diễn đàn khi Tổng thống Israel Shimon Peres đang thảo luận với Thủ tướng Palestine Salam Fayyad./.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Cameron đã nhấn mạnh một loạt nhân tố then chốt có thể giúp các đơn vị tiền tệ thành công, bao gồm một ngân hàng trung ương có khả năng đứng vững, một hệ thống tài chính, sự hội nhập kinh tế sâu rộng nhất có thể, khả năng linh hoạt trong việc ứng phó với những cú sốc kinh tế, một hệ thống giao dịch tài chính.
Thủ tướng Cameron cũng cho rằng, nếu các nước có một cấu trúc kinh tế đủ chặt chẽ, chắc chắn sẽ hạn chế được những căng thẳng gia tăng. Ông kêu gọi các nước EU có những hành động mạnh mẽ để thoát khỏi các gánh nặng và giành lại sức cạnh tranh.
Theo thống kê của WEF, có tới hơn một nửa số thành viên EU đang trong tình trạng giảm sức cạnh tranh so với cùng thời điểm này năm ngoái.
Cũng tại diễn đàn, ông Cameron tuyên bố, ông sẽ phản đối bất cứ động thái nào nhằm áp thuế giao dịch tài chính trên phạm vi EU vì điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của "lục địa già," đặc biệt là vấn đề việc làm của người lao động.
Theo Thủ tướng Anh, nếu thuế giao dịch tài chính được áp dụng tại các nước thành viên EU, các ngân hàng cũng như thể chế tài chính đang hoạt động tại London sẽ bị di dời sang các nước khác như Thụy Sĩ hay Trung Quốc để tránh khoản thuế này. Thuế giao dịch tài chính có thể làm giảm 200 tỷ euro GDP của EU và làm mất gần 500.000 việc làm.
Trong khuôn khổ diễn đàn, vai trò của đạo Hồi trong thế giới Arập cũng được thảo luận. Tiến trình hoà bình Trung Đông cũng là vấn đề nằm trong chương trình nghị sự của diễn đàn khi Tổng thống Israel Shimon Peres đang thảo luận với Thủ tướng Palestine Salam Fayyad./.
(TTXVN/Vietnam+)