Trước nạn buôn bán, săn bắt trái phép làm số lượng hổ trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ các cá thể hổ cuối cùng trong tự nhiên.
Cùng với lời kêu gọi trên, tại cuộc họp báo sáng 15/3 ở Hà Nội, bà Nguyễn Thị Vân Anh, điều phối viên chương trình bảo vệ động vật hoang dã của ENV cũng đã công bố kết quả điều tra ban đầu về hiện trạng nuôi nhốt và buôn bán hổ ở Việt Nam.
Theo đó, nhu cầu sử dụng xương hổ làm thuốc đông y ở Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là những người giàu có. Chính nhu cầu này đã góp phần làm suy giảm quần thể hổ, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước có hổ sinh sống.
Kết quả điều tra, được thực hiện tại sáu cơ sở tư nhân nuôi hổ và hai vườn thú trên cả nước, cho thấy mối liên hệ giữa một số trang trại nuôi hổ và hoạt động buôn bán hổ trái phép; bức tranh toàn cảnh về hoạt động buôn bán hổ trái phép qua biên giới và các đối tượng chính có thể liên quan đến hoạt động buôn bán hổ ở Việt Nam.
Theo thống kê mới đây của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), ở Việt Nam ước tính còn khoảng 30 cá thể hổ hoang dã trong tự nhiên. Nạn săn bắt cùng với môi trường sống bị thay đổi, nguồn thức ăn suy giảm là những nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm số lượng hổ trong tự nhiên.
ENV cho biết từ năm 2005 đến nay, cơ quan chức năng đã bắt giữ 16 vụ buôn bán, vận chuyển hổ trái phép gồm 29 con.
Tuy nhiên, ENV cho rằng con số này rất nhỏ so với số lượng hổ thực tế bị buôn bán trái phép có nguồn gốc từ các trang trại ở Việt Nam và bị buôn lậu từ nước ngoài vào Việt Nam để làm cao hổ - một loại thuốc đông y được cho có tác dụng chắc xương, tăng cường sức khỏe và chữa trị nhiều bệnh khác.
Nhấn mạnh nạn buôn bán hổ không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề mang tính quốc tế, bà Vân Anh đồng thời cho rằng các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan liên quan của Lào, Campuchia, Thái Lan và những quốc gia khác để điều tra những đường dây buôn bán, xác định và truy tố những đối tượng cầm đầu trong các vụ buôn bán hổ trái phép.
ENV là tổ chức xã hội đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và môi trường, với mục tiêu chính là nâng cao nhận thức cho người dân về những vấn đề môi trường liên quan đến bảo vệ động thực vật hoang dã, các hệ sinh thái tự nhiên và thay đổi khí hậu./.
Cùng với lời kêu gọi trên, tại cuộc họp báo sáng 15/3 ở Hà Nội, bà Nguyễn Thị Vân Anh, điều phối viên chương trình bảo vệ động vật hoang dã của ENV cũng đã công bố kết quả điều tra ban đầu về hiện trạng nuôi nhốt và buôn bán hổ ở Việt Nam.
Theo đó, nhu cầu sử dụng xương hổ làm thuốc đông y ở Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là những người giàu có. Chính nhu cầu này đã góp phần làm suy giảm quần thể hổ, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước có hổ sinh sống.
Kết quả điều tra, được thực hiện tại sáu cơ sở tư nhân nuôi hổ và hai vườn thú trên cả nước, cho thấy mối liên hệ giữa một số trang trại nuôi hổ và hoạt động buôn bán hổ trái phép; bức tranh toàn cảnh về hoạt động buôn bán hổ trái phép qua biên giới và các đối tượng chính có thể liên quan đến hoạt động buôn bán hổ ở Việt Nam.
Theo thống kê mới đây của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), ở Việt Nam ước tính còn khoảng 30 cá thể hổ hoang dã trong tự nhiên. Nạn săn bắt cùng với môi trường sống bị thay đổi, nguồn thức ăn suy giảm là những nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm số lượng hổ trong tự nhiên.
ENV cho biết từ năm 2005 đến nay, cơ quan chức năng đã bắt giữ 16 vụ buôn bán, vận chuyển hổ trái phép gồm 29 con.
Tuy nhiên, ENV cho rằng con số này rất nhỏ so với số lượng hổ thực tế bị buôn bán trái phép có nguồn gốc từ các trang trại ở Việt Nam và bị buôn lậu từ nước ngoài vào Việt Nam để làm cao hổ - một loại thuốc đông y được cho có tác dụng chắc xương, tăng cường sức khỏe và chữa trị nhiều bệnh khác.
Nhấn mạnh nạn buôn bán hổ không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề mang tính quốc tế, bà Vân Anh đồng thời cho rằng các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan liên quan của Lào, Campuchia, Thái Lan và những quốc gia khác để điều tra những đường dây buôn bán, xác định và truy tố những đối tượng cầm đầu trong các vụ buôn bán hổ trái phép.
ENV là tổ chức xã hội đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và môi trường, với mục tiêu chính là nâng cao nhận thức cho người dân về những vấn đề môi trường liên quan đến bảo vệ động thực vật hoang dã, các hệ sinh thái tự nhiên và thay đổi khí hậu./.
Ngọc Dung (Vietnam+)