Nghiên cứu của Liên hợp quốc công bố ngày 30/9 đã xác nhận những đổi mới và phát minh về năng lượng sạch trên toàn cầu hiện tập trung ở sáu nước, đi đầu là Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Pháp và Anh.
Nghiên cứu trên do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phối hợp với Văn phòng bằng sáng chế châu Âu (EPO) và Trung tâm quốc tế về thương mại và phát triển bền vững (ICTSD) tiến hành cũng cho biết sáu nước trên chiếm tới hơn 80% trong tổng số 400.000 bằng phát minh của thế giới về năng lượng sạch như địa nhiệt, gió, quang điện và thu giữ khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Giám đốc chấp hành UNEP Achim Steiner nhấn mạnh thế giới từ chỗ trì trệ về kinh tế và đổi mới hiện đã tăng cường các nỗ lực quốc tế để chống biến đổi khí hậu và đã tìm được các giải pháp công nghệ sáng tạo về kinh tế "xanh." Liên hợp quốc đang nghiên cứu tác động của các bằng phát minh đến quá trình chuyển giao các công nghệ này.
Thách thức của tiến trình là tìm ra cách thức để phổ biến các công nghệ này đến mọi nơi trên Trái Đất nhằm chia sẻ rộng rãi nhất lợi ích của các phát minh mới đối với các nền kinh tế và khí hậu.
Nghiên cứu của Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh các quyết định chính trị có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy các công nghệ quan trọng chống biến đổi khí hậu.
Tỷ lệ bằng sáng chế về công nghệ năng lượng sạch trên thế giới đã tăng trung bình 20% kể từ khi Nghị định thư Kyoto về chống biến đổi khí hậu được thông qua năm 1997, vượt xa số bằng sáng chế về công nghệ năng lượng truyền thống như nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân./.
Nghiên cứu trên do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phối hợp với Văn phòng bằng sáng chế châu Âu (EPO) và Trung tâm quốc tế về thương mại và phát triển bền vững (ICTSD) tiến hành cũng cho biết sáu nước trên chiếm tới hơn 80% trong tổng số 400.000 bằng phát minh của thế giới về năng lượng sạch như địa nhiệt, gió, quang điện và thu giữ khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Giám đốc chấp hành UNEP Achim Steiner nhấn mạnh thế giới từ chỗ trì trệ về kinh tế và đổi mới hiện đã tăng cường các nỗ lực quốc tế để chống biến đổi khí hậu và đã tìm được các giải pháp công nghệ sáng tạo về kinh tế "xanh." Liên hợp quốc đang nghiên cứu tác động của các bằng phát minh đến quá trình chuyển giao các công nghệ này.
Thách thức của tiến trình là tìm ra cách thức để phổ biến các công nghệ này đến mọi nơi trên Trái Đất nhằm chia sẻ rộng rãi nhất lợi ích của các phát minh mới đối với các nền kinh tế và khí hậu.
Nghiên cứu của Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh các quyết định chính trị có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy các công nghệ quan trọng chống biến đổi khí hậu.
Tỷ lệ bằng sáng chế về công nghệ năng lượng sạch trên thế giới đã tăng trung bình 20% kể từ khi Nghị định thư Kyoto về chống biến đổi khí hậu được thông qua năm 1997, vượt xa số bằng sáng chế về công nghệ năng lượng truyền thống như nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)