Ngày 9/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi tất cả các nước trên thế giới tham gia hiệp định của Liên hợp quốc cấm sử dụng bừa bãi các loại vũ khí, kể cả các loại mìn, bẫy treo và những thiết bị nổ khác.
Trong một thông điệp gửi hội nghị hàng năm lần thứ 13 của Các bên ký kết cấp cao Hiệp định Sửa đổi lần 2 của Công ước về các loại vũ khí thông thường nhất định tại Geneva, Thụy Sĩ, Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định, các loại mìn, bẫy treo và những thiết bị nổ khác đang làm trầm trọng thêm và kéo dài hậu quả khủng khiếp của cuộc xung đột vũ trang. Trong thời gian và sau chiến tranh, các loại vũ khí thông thường giết người bừa bãi, gây thương vong trầm trọng cho dân chúng và đau khổ kéo dài cho các binh sỹ.
Ông cho biết bằng chứng của các thành viên thuộc Cơ quan Hành động chống mìn của Liên hợp quốc (UNMAS) cho thấy cần tăng cường luật pháp quốc tế đối với tất cả các loại mìn chứ không chỉ mìn sát thương. Ông hoan nghênh 97 nước ủng hộ Hiệp định Sửa đổi lần 2 và kêu gọi tất cả các nước, nhất là những nước đã ủng hộ văn kiện này, ký hiệp định càng sớm càng tốt.
Hiệp định Sửa đổi lần 2 về việc cấm hoặc hạn chế sử dụng các loại mìn, bẫy treo và những thiết bị nổ khác được sửa đổi năm 1996 nhằm tăng cường các điều khoản của hiệp định.
Hiệp định mở rộng phạm vi áp dụng cho các cuộc xung đột vũ trang ở mỗi nước và quốc tế, cấm sử dụng và chuyển giao các loại mìn khó phát hiện nhằm giết hại con người, cấm sử dụng các loại mìn tự huỷ và tự làm mất tác dụng bên ngoài những khu vực đã được đánh dấu, giám sát và có hàng rào bảo vệ.
Hiệp định này cũng mở rộng các nghĩa vụ bảo vệ các phái bộ gìn giữ hòa bình cũng như những lực lượng khác và các cơ quan của Liên hợp quốc, yêu cầu các nước tăng cường tuân thủ các điều khoản của hiệp định trong phạm vi quyền hạn của mình và áp dụng các biện pháp cấm vận hình sự những trường hợp vi phạm.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi chính phủ các nước cần bảo vệ người dân hơn nữa trong các cuộc xung đột vũ trang, đồng thời đẩy nhanh tiến trình đưa thủ phạm gây xung đột ra xét xử.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, trong cuộc tranh luận về bảo vệ dân thường trong cuộc xung đột vũ trang của Hội đồng Bảo an, Tổng thư ký Ban Ki-moon khẳng định tất cả các nước thành viên tổ chức này đều có trách nhiệm áp dụng nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ người dân trước những tác động nghiêm trọng của chiến tranh.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh năm ưu tiên để bảo vệ người dân trong các cuộc xung đột vũ trang bao gồm tăng cường bảo đảm các quyền con người và luật nhân đạo quốc tế; can dự thường xuyên và có hiệu quả các nhóm vũ trang phi nhà nước để cải thiện việc tuân thủ luật pháp của các nhóm này; phát triển lực lượng gìn giữ hòa bình hợp lý, được huấn luyện tốt và chuyên nghiệp; tăng cường liên kết và giúp đỡ nhân đạo ở các khu vực bị ảnh hưởng xung đột và chính phủ các nước phải đẩy mạnh trách nhiệm giải trình.
Ông Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh các nước phải giải quyết tận gốc các nguyên nhân dẫn đến xung đột.
Tại cuộc họp, các đại biểu bày tỏ lo ngại trước thực trạng người dân các nước bất ổn về an ninh- chính trị trên thế giới đang chịu những hậu quả nghiêm trọng do xung đột gây ra. Các đại biểu đồng thời cho rằng Hội đồng Bảo an cần đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan của Liên hợp quốc thực hiện tốt việc thu thập chứng cứ, xác định và truy tố các thủ phạm cũng như buộc những kẻ vi phạm nhân quyền bồi thường cho các nạn nhân./.
Trong một thông điệp gửi hội nghị hàng năm lần thứ 13 của Các bên ký kết cấp cao Hiệp định Sửa đổi lần 2 của Công ước về các loại vũ khí thông thường nhất định tại Geneva, Thụy Sĩ, Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định, các loại mìn, bẫy treo và những thiết bị nổ khác đang làm trầm trọng thêm và kéo dài hậu quả khủng khiếp của cuộc xung đột vũ trang. Trong thời gian và sau chiến tranh, các loại vũ khí thông thường giết người bừa bãi, gây thương vong trầm trọng cho dân chúng và đau khổ kéo dài cho các binh sỹ.
Ông cho biết bằng chứng của các thành viên thuộc Cơ quan Hành động chống mìn của Liên hợp quốc (UNMAS) cho thấy cần tăng cường luật pháp quốc tế đối với tất cả các loại mìn chứ không chỉ mìn sát thương. Ông hoan nghênh 97 nước ủng hộ Hiệp định Sửa đổi lần 2 và kêu gọi tất cả các nước, nhất là những nước đã ủng hộ văn kiện này, ký hiệp định càng sớm càng tốt.
Hiệp định Sửa đổi lần 2 về việc cấm hoặc hạn chế sử dụng các loại mìn, bẫy treo và những thiết bị nổ khác được sửa đổi năm 1996 nhằm tăng cường các điều khoản của hiệp định.
Hiệp định mở rộng phạm vi áp dụng cho các cuộc xung đột vũ trang ở mỗi nước và quốc tế, cấm sử dụng và chuyển giao các loại mìn khó phát hiện nhằm giết hại con người, cấm sử dụng các loại mìn tự huỷ và tự làm mất tác dụng bên ngoài những khu vực đã được đánh dấu, giám sát và có hàng rào bảo vệ.
Hiệp định này cũng mở rộng các nghĩa vụ bảo vệ các phái bộ gìn giữ hòa bình cũng như những lực lượng khác và các cơ quan của Liên hợp quốc, yêu cầu các nước tăng cường tuân thủ các điều khoản của hiệp định trong phạm vi quyền hạn của mình và áp dụng các biện pháp cấm vận hình sự những trường hợp vi phạm.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi chính phủ các nước cần bảo vệ người dân hơn nữa trong các cuộc xung đột vũ trang, đồng thời đẩy nhanh tiến trình đưa thủ phạm gây xung đột ra xét xử.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, trong cuộc tranh luận về bảo vệ dân thường trong cuộc xung đột vũ trang của Hội đồng Bảo an, Tổng thư ký Ban Ki-moon khẳng định tất cả các nước thành viên tổ chức này đều có trách nhiệm áp dụng nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ người dân trước những tác động nghiêm trọng của chiến tranh.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh năm ưu tiên để bảo vệ người dân trong các cuộc xung đột vũ trang bao gồm tăng cường bảo đảm các quyền con người và luật nhân đạo quốc tế; can dự thường xuyên và có hiệu quả các nhóm vũ trang phi nhà nước để cải thiện việc tuân thủ luật pháp của các nhóm này; phát triển lực lượng gìn giữ hòa bình hợp lý, được huấn luyện tốt và chuyên nghiệp; tăng cường liên kết và giúp đỡ nhân đạo ở các khu vực bị ảnh hưởng xung đột và chính phủ các nước phải đẩy mạnh trách nhiệm giải trình.
Ông Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh các nước phải giải quyết tận gốc các nguyên nhân dẫn đến xung đột.
Tại cuộc họp, các đại biểu bày tỏ lo ngại trước thực trạng người dân các nước bất ổn về an ninh- chính trị trên thế giới đang chịu những hậu quả nghiêm trọng do xung đột gây ra. Các đại biểu đồng thời cho rằng Hội đồng Bảo an cần đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan của Liên hợp quốc thực hiện tốt việc thu thập chứng cứ, xác định và truy tố các thủ phạm cũng như buộc những kẻ vi phạm nhân quyền bồi thường cho các nạn nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)