Khóa họp thường kỳ lần thứ 12 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã kết thúc tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 2/10 sau nửa tháng làm việc, thông qua 28 nghị quyết và 3 quyết định.
Khóa họp cũng đã thông qua kết quả các báo cáo quốc gia theo Cơ chế Kiểm điểm định kỳ của các nước Cộng hòa Trung Phi, Monaco, Belize, Congo, Malta, New Zealand, Afghanistan, Chile, Chad, Việt Nam, Uruguay, Yemen, Vanuatu, Macedonia, Comoros và Slovakia.
Khóa họp cũng đã bầu chuyên gia trong lĩnh vực các quyền văn hóa, chuyên gia độc lập về tình hình nhân quyền ở Sudan và kéo dài sứ mệnh của các báo cáo viên đặc biệt về Campuchia và Somalia.
Phát biểu về đề mục 10 "Sự giúp đỡ kỹ thuật và xây dựng năng lực" của Hội đồng Nhân quyền đối với Campuchia, Đại sứ Vũ Dũng, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác ở Geneva, đã hoan nghênh những thành tựu mà Chính phủ và nhân dân Campuchia giành được trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trong những năm qua, cũng như những tiến bộ trong việc thực hiện các quyền con người cơ bản và tự do ở nước này.
Đại sứ chia sẻ những vấn đề nổi bật và thách thức mà Chính phủ Campuchia đang đối mặt, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế và Hội đồng Nhân quyền tiếp tục trợ giúp kỹ thuật cho Campuchia để nước này vượt qua được những khó khăn và những thách thức phía trước.
Về việc Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết không bỏ phiếu theo yêu cầu của phương Tây đòi Chính phủ Myanmar thả ngay lập tức và không điều kiện thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị khác ở Myanmar, Đại sứ Vũ Dũng nêu rõ: "Việc thông qua nghị quyết về con người cụ thể là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Việt Nam cho rằng chỉ có cơ chế kiểm điểm định kỳ mới là cơ chế phù hợp nhất của Hội đồng Nhân quyền để thảo luận tình hình nhân quyền của các nước.
Do đó, Việt Nam cho rằng sự hợp tác và giúp đỡ tiếp tục của cộng đồng quốc tế dành cho Myanmar là vô cùng quan trọng và sẽ có hiệu quả một khi chúng dựa trên sự hợp tác với Chính phủ và nhân dân Myanmar.
Khóa họp thường kỳ lần thứ 13 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 29/3/2010./.
Khóa họp cũng đã thông qua kết quả các báo cáo quốc gia theo Cơ chế Kiểm điểm định kỳ của các nước Cộng hòa Trung Phi, Monaco, Belize, Congo, Malta, New Zealand, Afghanistan, Chile, Chad, Việt Nam, Uruguay, Yemen, Vanuatu, Macedonia, Comoros và Slovakia.
Khóa họp cũng đã bầu chuyên gia trong lĩnh vực các quyền văn hóa, chuyên gia độc lập về tình hình nhân quyền ở Sudan và kéo dài sứ mệnh của các báo cáo viên đặc biệt về Campuchia và Somalia.
Phát biểu về đề mục 10 "Sự giúp đỡ kỹ thuật và xây dựng năng lực" của Hội đồng Nhân quyền đối với Campuchia, Đại sứ Vũ Dũng, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác ở Geneva, đã hoan nghênh những thành tựu mà Chính phủ và nhân dân Campuchia giành được trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trong những năm qua, cũng như những tiến bộ trong việc thực hiện các quyền con người cơ bản và tự do ở nước này.
Đại sứ chia sẻ những vấn đề nổi bật và thách thức mà Chính phủ Campuchia đang đối mặt, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế và Hội đồng Nhân quyền tiếp tục trợ giúp kỹ thuật cho Campuchia để nước này vượt qua được những khó khăn và những thách thức phía trước.
Về việc Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết không bỏ phiếu theo yêu cầu của phương Tây đòi Chính phủ Myanmar thả ngay lập tức và không điều kiện thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị khác ở Myanmar, Đại sứ Vũ Dũng nêu rõ: "Việc thông qua nghị quyết về con người cụ thể là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Việt Nam cho rằng chỉ có cơ chế kiểm điểm định kỳ mới là cơ chế phù hợp nhất của Hội đồng Nhân quyền để thảo luận tình hình nhân quyền của các nước.
Do đó, Việt Nam cho rằng sự hợp tác và giúp đỡ tiếp tục của cộng đồng quốc tế dành cho Myanmar là vô cùng quan trọng và sẽ có hiệu quả một khi chúng dựa trên sự hợp tác với Chính phủ và nhân dân Myanmar.
Khóa họp thường kỳ lần thứ 13 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 29/3/2010./.
(TTXVN/Vietnam+)