Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp ĐBSCL với doanh nghiệp xuất khẩu

Chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại, là hoạt động hiệu thực hóa những giải pháp nên trên.
Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp ĐBSCL với doanh nghiệp xuất khẩu ảnh 1Hai tấn thanh long vàng chất lượng cao vừa được nhập khẩu và phân phối tại Australia. (Ảnh: Diệu Linh/TTXVN)

Ngày 5/8, Chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại, do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức đã khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình cấp Quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2022 do Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam chỉ đạo thực hiện.

Xúc tiến tiêu thụ nội địa

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết để góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trong bối cảnh thị trường tiêu thụ vẫn còn khó khăn, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng các địa phương trên cả nước nói chung và tỉnh, thành phố khu vực phía Nam nói riêng. Theo đó, Bộ Công Thương chú trọng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển thị trường trong nước và quốc tế cho sản phẩm có thế mạnh của từng địa phương.

Điển hình, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với nhiều đơn vị thuộc bộ, hợp tác chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan, mở rộng cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại. Thông qua đó, các bên liên quan củng cố và thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường.

Chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại, là hoạt động hiệu thực hóa những giải pháp nên trên. Chương trình với sự tham gia của hầu hết địa phương khu vực phía Nam, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tới cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế, nhà nhập khẩu, nhà thu mua chế biến xuất khẩu Việt Nam, cũng như nhà phân phối Việt Nam và quốc tế.

Trong khuôn khổ chương trình, song song với Hội nghị kết nối giao thương, Ban tổ chức còn thiết kế Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp địa phương quảng bá trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng (từ nay đến ngày 7/9/2022). Đồng thời, tiếp cận và nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng nội địa và du khách quốc tế để có kế hoạch sản xuất kinh doanh thích ứng với xu hướng thị trường.

[Công bố Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022]

Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám Đốc Sở Công Thương Đồng Tháp đánh giá cao việc Bộ Công Thương tổ chức Chương trình kết nối giao thương giữa Nhà cung cấp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại, vì đây là dịp để doanh nghiệp trong khu vực và cả nước có cơ hội gặp gỡ, giao thương... Riêng đối với tỉnh Đồng Tháp có thế mạnh về ngành hàng nông sản, thủy sản, nên kỳ vọng được cộng đồng nhà nhập khẩu, nhà thu mua chế biến xuất khẩu, cũng như tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại các nước, tiếp tục tích cực hỗ trợ địa phương xúc tiến kết nối tiêu thụ.

Về lâu dài, ông Nguyễn Hữu Dũng, đề nghị Bộ Công Thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục tích cực triển khai đàm phán mở cửa cho hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam thâm nhập vào nhiều thị trường. Đồng thời, hỗ trợ địa phương giới thiệu đến nhà đầu tư có năng lực trong lĩnh vực chế biến, sơ chế và bảo quản nông sản, thủy sản.

Liên quan đến tiêu chuẩn hàng thu mua và nhu cầu của Central Retail tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam chia sẻ bên cạnh sản phẩm có đầy đủ giấy tờ pháp lý như hồ sơ tự công bố, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy kiểm nghiệm. Đồng thời, bao bì sản phẩm còn phải có thông tin theo quy định của Chính phủ và khớp với hồ sơ tự công bố, barcode, hạn sử dụng và điều kiện bảo quản rõ ràng đối với ngành hàng mát và đông lạnh.

Theo đại diện Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, với doanh nghiệp sản xuất, phải luôn chú trọng cập nhật thông tin thị trường, nâng cấp chất lượng hàng hóa, bao bì để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đón đầu thị trường sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận khách hàng thông qua hệ thống bán lẻ nói chung và Central Retail Việt Nam nói riêng.

Central Retail tại Việt Nam cũng mong muốn sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các sở, ban, ngành để kết nối cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp của địa phương để mang sản phẩm của các doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng thống qua hệ thống bán lẻ hiện đại của Tập đoàn.

Mở đường xuất khẩu sang EU

Hiện nay, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan là một trong những đơn vị đang tích cực cực quảng bá nông sản thực phẩm Việt Nam tại tất cả sự kiện ngoại giao. Theo đó, sự kiện Embassy Festival tại The Hague sẽ diễn ra vào đầu tháng 9/2022; Tuần hàng, triển lãm mà Thương vụ tham gia và tổ chức kết hợp tổ chức tại Đại sứ quán vào tuần cuối cuối tháng 9/2022 và vào giữa quý 4/2022.

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp ĐBSCL với doanh nghiệp xuất khẩu ảnh 2Các đối tác nước ngoài tìm hiểu về nông sản và thực phẩm tại gian hàng quốc gia Việt Nam. (Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN)

Bà Võ Thị Ngọc Diệp, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan chỉ ra rằng các địa phương cần có chính sách hỗ trợ các tổ chức, hiệp hội ngành hàng, đoàn doanh nghiệp Hà Lan vào Việt Nam mua hàng như tổ chức các hoạt động, chương trình tham quan cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa phục vụ xuất khẩu, làm việc với những hiệp hội, tổ chức tương ứng tại Việt Nam. Song song đó, địa phương phối hợp chặt chẽ với mạng lưới Thương vụ Việt Nam về kế hoạch xúc tiến thương mại-đầu tư, kết nối giao thương để kịp thời lên kế hoạch, hỗ trợ và phối hợp thực hiện.

Năm nay, tình hình thị trường Hà Lan được đánh giá là khá khó khăn sức mua hàng hóa tiêu dùng trong nước kém nên các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Lan cũng giảm nhập khẩu nông sản thực phẩm từ châu Á, chuyển hướng tiêu thụ nhiều tại các nước trong khu vực châu Âu, chủ yếu là Tây Ban Nha và các nước Nam Mỹ. Riêng đối với Việt Nam, do một số mặt hàng thực phẩm khô nhập khẩu từ Việt Nam liên tiếp nhận cảnh báo vi phạm quy định về etylene oxide nên doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này có tâm lý e dè hơn, giảm lượng hàng nhập khẩu.

Còn mặt hàng rau quả tươi vẫn không đáp ứng được bảo quản khi vận chuyển bằng đường biển, nên nhà nhập khẩu không dám chấp nhận rủi rủi khi nhập khẩu lượng lớn hàng này bằng đường biển. Vừa qua, quả bưởi Bến Tre đã nhập khẩu vào Hà Lan qua cảng Rotterdam để phân phối sang các nước Đức, Séc, Pháp.

Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan tăng trưởng tốt với mức 29,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt giá trị 5,042 tỷ USD. Theo đó, thủy sản tăng 56,5%, rau quả tăng 21%, cà phê tăng hơn 300%, hạt tiêu tăng 75,6%, gạo tăng gần 24%...

Tiến sỹ Arjen Roem, Phó Chủ tịch Tiểu ban Ngành thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (FAABS) thuộc Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho hay, một trong những thách thức chính đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU là những yêu cầu nghiệm ngặt của EU. Trong khi nhu cầu của EU ngày càng tăng, số lượng rau củ quả đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu đến thị trường EU vẫn còn bị giới hạn.

Cụ thể, nhiều nhóm sản phẩm tiềm năng như rau củ quả, gạo và thực phẩm chế biến vẫn chưa đạt đến mức số lượng cần thiết cho những đơn đặt hàng lớn của hệ thống siêu thị EU. Do vậy, doanh nghiệp ở châu Âu không thể chuyển sang nhập khẩu rau củ quả tươi từ Việt Nam.

Ngoài ra, EU liên tục cập nhập và tăng cường áp dụng biện pháp vệ sinh và kiểm dịch đối với nhóm mặt hàng nông sản nhập khẩu gồm thức ăn và sản phẩm thực vật. EU cũng tăng cường áp dụng các tiêu chí mới về chứng nhận liên quan tới bảo vệ môi trường và pháp triển bền vững, có trách nhiệm với xã hội.

Bên cạnh đó, những quy tắc về xuất xứ nghiêm ngặt là một thách thức nữa đối với việc xuất khẩu sản phẩm Việt Nam đến EU, gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tối ưu hóa lợi ích miễn thuế. Tuy nhiên, những biện pháp của EU không nhằm để hạn chế nhập khẩu mà là nằm đảm bảo sức khỏe và tiêu chuẩn chất lượng trên khắp thị trường EU./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục