Hội thảo kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tổ chức ngày 11/12, tại thành phố Vũng Tàu.
Tại hội thảo, một số doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phía Nam đã tham gia thuyết trình, tọa đàm giới thiệu tới các đại biểu những vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian tới; các doanh nghiệp công nghiệp này đưa ra những chính sách nhằm thu hút sự đầu tư…
Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công thương, các Sở Công thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai đã giới thiệu các tham luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam; thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương...
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, hiện nay còn ít doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất cung cấp các sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn vì phần lớn việc phát triển công nghiệp hỗ trợ còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp làm ra chỉ mới đáp ứng nhu cầu thay thế hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu bán cho một số đại lý nước ngoài chứ chưa thâm nhập thị trường quốc để để cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia.
Bên cạnh đó, có một thực trạng nữa là có tới 50% các doanh nghiệp đầu tư trong nước do vốn ít chỉ đầu tư công nghệ ở mức trung bình, nên tính cạnh tranh sản phẩm chưa cao; nguồn nhân lực cung cấp cho các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu cho các doanh nghiệp; chính sách của Nhà nước hỗ trợ để phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa tạo được tính hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư thuận lợi để thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất.
Do đó, để phát triển công nghiệp hỗ trợ cần có sự liên kết giữa các địa phương, khu vực; hệ thống chính sách cũng cần có mối liên kết chặt chẽ nhằm thu hút và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, nhất các là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để tạo nền tảng cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển…
Theo Bộ Công thương, đến nay Việt Nam có gần 500 doanh nghiệp cung ứng linh kiện phụ tùng đa số cho công nghiệp xe máy, tỷ lệ nội địa hóa lên đến 90-95%. Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể nâng cao phần cung ứng trong công nghiệp sản xuất ôtô và điện tử.
Trong khuôn khổ hội thảo, các doanh nghiệp thuộc ngành cô ng nghiệp hỗ trợ đến từ các tỉnh, thành phía Nam đã tham gia trưng bày triển lãm giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; tìm kiếm cơ hội kết nối doanh nghiệp trong mạng lưới sản xuất, giữa doanh nghiệp lắp ráp với doanh nghiệp cung ứng, tìm kiếm cơ hội cho phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam..../.
Tại hội thảo, một số doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phía Nam đã tham gia thuyết trình, tọa đàm giới thiệu tới các đại biểu những vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian tới; các doanh nghiệp công nghiệp này đưa ra những chính sách nhằm thu hút sự đầu tư…
Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công thương, các Sở Công thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai đã giới thiệu các tham luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam; thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương...
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, hiện nay còn ít doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất cung cấp các sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn vì phần lớn việc phát triển công nghiệp hỗ trợ còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp làm ra chỉ mới đáp ứng nhu cầu thay thế hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu bán cho một số đại lý nước ngoài chứ chưa thâm nhập thị trường quốc để để cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia.
Bên cạnh đó, có một thực trạng nữa là có tới 50% các doanh nghiệp đầu tư trong nước do vốn ít chỉ đầu tư công nghệ ở mức trung bình, nên tính cạnh tranh sản phẩm chưa cao; nguồn nhân lực cung cấp cho các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu cho các doanh nghiệp; chính sách của Nhà nước hỗ trợ để phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa tạo được tính hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư thuận lợi để thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất.
Do đó, để phát triển công nghiệp hỗ trợ cần có sự liên kết giữa các địa phương, khu vực; hệ thống chính sách cũng cần có mối liên kết chặt chẽ nhằm thu hút và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, nhất các là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để tạo nền tảng cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển…
Theo Bộ Công thương, đến nay Việt Nam có gần 500 doanh nghiệp cung ứng linh kiện phụ tùng đa số cho công nghiệp xe máy, tỷ lệ nội địa hóa lên đến 90-95%. Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể nâng cao phần cung ứng trong công nghiệp sản xuất ôtô và điện tử.
Trong khuôn khổ hội thảo, các doanh nghiệp thuộc ngành cô ng nghiệp hỗ trợ đến từ các tỉnh, thành phía Nam đã tham gia trưng bày triển lãm giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; tìm kiếm cơ hội kết nối doanh nghiệp trong mạng lưới sản xuất, giữa doanh nghiệp lắp ráp với doanh nghiệp cung ứng, tìm kiếm cơ hội cho phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam..../.
Hoàng Nhị (TTXVN)